Sáng 19/4/1995, một chiếc xe tải chứa 2.300 kg thuốc nổ tự chế đậu bên ngoài tòa nhà liên bang Alfred P. Murrah đã được kích nổ, làm rung chuyển cả khu vực trung tâm thành phố Oklahoma, miền nam nước Mỹ.Vụ nổ khủng khiếp ngay lập tức làm đổ sụp mặt phía Bắc của tòa nhà 9 tầng. Một cảnh tượng như ngày tận thế hiện ra, khiến những người chứng kiến bàng hoàng tột độ.Các đội cứu hộ khẩn cấp từ khắp nước Mỹ ngay lập tức được điều tới hiện trường vụ đánh bom nhà cao tầng ở Oklahoma. Phải mất hai tuần lễ nỗ lực giải cứu và khắc phục sự cố mới hoàn tất.Các thống kê ghi nhận, số nạn nhân tử vong đã lên tới 168 người, bao gồm cả 19 trẻ em. Hơn 680 người khác bị thương. Thương vong khủng khiếp về người trong vụ tấn công giữa thời bình ở nước Mỹ đã khiến cả thế giới bàng hoàng.Về tài sản, hơn 300 tòa nhà trong vòng bán kính 16 khối phố bị hủy hoại và 86 xe ô tô bị thiêu cháy hoặc phá hỏng trong vụ đánh bom Oklahoma. Tổng thiệt hại ước tính ít nhất 652 triệu USD.Tính đến năm 1995, đây là vụ đánh bom gây thương vong nhiều nhất ở Mỹ trong vòng 75 năm, và cũng là vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất từng diễn ra trên đất nước Mỹ trước khi có sự kiện 11/9/2001.Chiến dịch truy nã ráo riết các nghi phạm đã dẫn tới việc nhà chức trách bắt giữ Timothy McVeigh, một cựu binh Mỹ 27 tuổi vào ngày 21/4/1995. Cùng ngày, Terry Nichols, tòng phạm của McVeigh ra đầu thú.Cả hai đều là thành viên của một tổ chức cánh hữu cực đoan ở Michigan. Động cơ gây án của chúng là trả đũa hai hai cuộc vây ráp giáo phái Branch Davidian của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), khiến 80 thành viên tổ chức này thiệt mạng.Sau hơn 2 năm xét xử, ngày 14/8/1997, McVeigh bị tuyên phạt tử hình vì tội giết người. Nichols lĩnh án chung thân không ân xá vì các tội danh ngộ sát và đồng lõa. Một người khác đi tù 12 năm vì không tố giác âm mưu của McVeigh.Ngày 11/6/2001, McVeigh, khi đó 33 tuổi, bị thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc tại nhà tù ở Terre Haute, Indiana. Hắn là tù nhân liên bang đầu tiên bị hành quyết kể từ năm 1963.Mời quý độc giả xem video: Khám phá công viên trung tâm New York, Mỹ. Nguồn: VTV24.
Sáng 19/4/1995, một chiếc xe tải chứa 2.300 kg thuốc nổ tự chế đậu bên ngoài tòa nhà liên bang Alfred P. Murrah đã được kích nổ, làm rung chuyển cả khu vực trung tâm thành phố Oklahoma, miền nam nước Mỹ.
Vụ nổ khủng khiếp ngay lập tức làm đổ sụp mặt phía Bắc của tòa nhà 9 tầng. Một cảnh tượng như ngày tận thế hiện ra, khiến những người chứng kiến bàng hoàng tột độ.
Các đội cứu hộ khẩn cấp từ khắp nước Mỹ ngay lập tức được điều tới hiện trường vụ đánh bom nhà cao tầng ở Oklahoma. Phải mất hai tuần lễ nỗ lực giải cứu và khắc phục sự cố mới hoàn tất.
Các thống kê ghi nhận, số nạn nhân tử vong đã lên tới 168 người, bao gồm cả 19 trẻ em. Hơn 680 người khác bị thương. Thương vong khủng khiếp về người trong vụ tấn công giữa thời bình ở nước Mỹ đã khiến cả thế giới bàng hoàng.
Về tài sản, hơn 300 tòa nhà trong vòng bán kính 16 khối phố bị hủy hoại và 86 xe ô tô bị thiêu cháy hoặc phá hỏng trong vụ đánh bom Oklahoma. Tổng thiệt hại ước tính ít nhất 652 triệu USD.
Tính đến năm 1995, đây là vụ đánh bom gây thương vong nhiều nhất ở Mỹ trong vòng 75 năm, và cũng là vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất từng diễn ra trên đất nước Mỹ trước khi có sự kiện 11/9/2001.
Chiến dịch truy nã ráo riết các nghi phạm đã dẫn tới việc nhà chức trách bắt giữ Timothy McVeigh, một cựu binh Mỹ 27 tuổi vào ngày 21/4/1995. Cùng ngày, Terry Nichols, tòng phạm của McVeigh ra đầu thú.
Cả hai đều là thành viên của một tổ chức cánh hữu cực đoan ở Michigan. Động cơ gây án của chúng là trả đũa hai hai cuộc vây ráp giáo phái Branch Davidian của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), khiến 80 thành viên tổ chức này thiệt mạng.
Sau hơn 2 năm xét xử, ngày 14/8/1997, McVeigh bị tuyên phạt tử hình vì tội giết người. Nichols lĩnh án chung thân không ân xá vì các tội danh ngộ sát và đồng lõa. Một người khác đi tù 12 năm vì không tố giác âm mưu của McVeigh.
Ngày 11/6/2001, McVeigh, khi đó 33 tuổi, bị thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc tại nhà tù ở Terre Haute, Indiana. Hắn là tù nhân liên bang đầu tiên bị hành quyết kể từ năm 1963.
Mời quý độc giả xem video: Khám phá công viên trung tâm New York, Mỹ. Nguồn: VTV24.