Nằm ở số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, chùa Quán Sứ là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của Hà Nội. So với nhiều ngôi chùa khác trong thành phố, lịch sử hình thành và phát triển của chùa Quán Sứ mang nhiều nét đặc biệt.Theo sử sách, chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ 15 ở địa phận thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương cũ. Trước khi chùa được xây, nơi đây đã có một số gian nhà tranh được dùng làm chỗ tế thần cầu an, gọi là xóm An Tập.Vào thời vua Lê Thế Tông (1573 – 1599), do các nước lân bang là Chiêm Thành và Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống Việt Nam, triều đình đã cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến kinh thành Thăng Long.Vì sứ thần các nước này theo đạo Phật nên một ngôi chùa đã được dựng trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Theo các biến động của thời cuộc, nhà Quán Sứ không còn, nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân, được gọi là chùa Quán Sứ.Vào đầu thời Nguyễn, do đồn Hậu Quân được mở gần đó nên chùa được sửa sang để làm chỗ lễ bái cho quân nhân ở đồn này. Khi quân ở đồn Hậu Quân rút đi chùa lại được trả lại cho dân làng.Năm 1934, khi Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập, chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở trung ương. Năm 1942 chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng.Về tổng quan, kiến trúc chùa Quán Sứ là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Tam quan của chùa có ba tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Tòa chính điện nằm trên nền cao, hình vuông, xung quanh có hành lang.Điện Phật của chùa Quán Sứ được bài trí tôn nghiêm, các pho tượng khá lớn và được thếp vàng lộng lẫy. Tầng cao nhất đặt tượng Tam thế Phật. Tầng kế tiếp là tượng Phật A-di-đà, hai bên là tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Dưới đó là tượng Phật Thích ca, hai bên là A-nan-đà và Ca-diếp.Nhà thờ Tổ nằm phía sau, nối với chính điện bằng hai dãy cầu thang. Đây là nơi thờ Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra chùa còn có gian thờ Thiền sư Minh Không và một số nhân vật lịch sử khác...Một nét đặc sắc trong bài trí kiến trúc của chùa Quán Sứ sự hiện diện của nhiều câu đối bằng chữ quốc ngữ. Đây cũng là một trong số ít ngôi chùa cổ ở Hà Nội duy trì đức tin Phật giáo thuần túy, không dung hợp với các tín ngưỡng bản địa như thờ mẫu tam tứ phủ.Trong gần một thế kỷ, chùa Quán Sứ đã chứng kiến nhiều hoạt động quan trọng của Phật giáo nước nhà. Ngày nay, chùa là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cũng là nơi đặt Phân viện Nghiên cứu Phật học thuộc Giáo hội và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình ở Việt Nam.Đối với nhân dân Hà Nội và du khách phương xa, chùa Quán Sứ là một địa điểm tham quan, chiêm bái quan trọng vào các dịp lễ, Tết truyền thống của dân tộc...Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Nằm ở số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, chùa Quán Sứ là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của Hà Nội. So với nhiều ngôi chùa khác trong thành phố, lịch sử hình thành và phát triển của chùa Quán Sứ mang nhiều nét đặc biệt.
Theo sử sách, chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ 15 ở địa phận thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương cũ. Trước khi chùa được xây, nơi đây đã có một số gian nhà tranh được dùng làm chỗ tế thần cầu an, gọi là xóm An Tập.
Vào thời vua Lê Thế Tông (1573 – 1599), do các nước lân bang là Chiêm Thành và Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống Việt Nam, triều đình đã cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến kinh thành Thăng Long.
Vì sứ thần các nước này theo đạo Phật nên một ngôi chùa đã được dựng trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Theo các biến động của thời cuộc, nhà Quán Sứ không còn, nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân, được gọi là chùa Quán Sứ.
Vào đầu thời Nguyễn, do đồn Hậu Quân được mở gần đó nên chùa được sửa sang để làm chỗ lễ bái cho quân nhân ở đồn này. Khi quân ở đồn Hậu Quân rút đi chùa lại được trả lại cho dân làng.
Năm 1934, khi Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập, chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở trung ương. Năm 1942 chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng.
Về tổng quan, kiến trúc chùa Quán Sứ là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Tam quan của chùa có ba tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Tòa chính điện nằm trên nền cao, hình vuông, xung quanh có hành lang.
Điện Phật của chùa Quán Sứ được bài trí tôn nghiêm, các pho tượng khá lớn và được thếp vàng lộng lẫy. Tầng cao nhất đặt tượng Tam thế Phật. Tầng kế tiếp là tượng Phật A-di-đà, hai bên là tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Dưới đó là tượng Phật Thích ca, hai bên là A-nan-đà và Ca-diếp.
Nhà thờ Tổ nằm phía sau, nối với chính điện bằng hai dãy cầu thang. Đây là nơi thờ Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra chùa còn có gian thờ Thiền sư Minh Không và một số nhân vật lịch sử khác...
Một nét đặc sắc trong bài trí kiến trúc của chùa Quán Sứ sự hiện diện của nhiều câu đối bằng chữ quốc ngữ. Đây cũng là một trong số ít ngôi chùa cổ ở Hà Nội duy trì đức tin Phật giáo thuần túy, không dung hợp với các tín ngưỡng bản địa như thờ mẫu tam tứ phủ.
Trong gần một thế kỷ, chùa Quán Sứ đã chứng kiến nhiều hoạt động quan trọng của Phật giáo nước nhà. Ngày nay, chùa là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cũng là nơi đặt Phân viện Nghiên cứu Phật học thuộc Giáo hội và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình ở Việt Nam.
Đối với nhân dân Hà Nội và du khách phương xa, chùa Quán Sứ là một địa điểm tham quan, chiêm bái quan trọng vào các dịp lễ, Tết truyền thống của dân tộc...
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.