Theo Atlas Địa lý Việt Nam, Trần Văn Thời là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Cà Mau, ở miền Tây Nam Bộ. Theo sách "Lịch sử Việt Nam hiện đại", Trần Văn Thời chỉ huy cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, sau đó bị thực dân Pháp bắt. Ông bị đưa đi đày và hy sinh tại Côn Đảo.Theo Cổng thông tin điện tử Cà Mau, đây là tỉnh hiếm hoi ở nước ta có 2 đơn vị hành chính cấp huyện mang tên danh nhân lịch sử. Ngoài Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau còn có huyện Ngọc Hiển được đặt theo tên anh hùng chống Pháp Phan Ngọc Hiển.Theo sách “Lịch sử đảng bộ tỉnh Cà Mau”, anh hùng Phan Ngọc Hiển (1910-1941) quê ở thành phố Cần Thơ hiện nay. Ông là nhà báo, nhà giáo, nhà văn và chí sĩ yêu nước, hy sinh sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai tại Năm Căn, Cà Mau, chống chính quyền thực dân Pháp năm 1940.Theo sách giáo khoa Địa lý, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là điểm cực Nam của nước ta. Huyện Ngọc Hiển có diện tích tự nhiên hơn 735 km2, gồm 7 đơn vị hành chính (1 thị trấn, 6 xã).Theo Atlas Địa lý Việt Nam, Cà Mau là vùng đồng bằng, có nhiều sông rạch, địa hình thấp, bằng phẳng, thường xuyên bị ngập nước. Độ cao bình quân 0,5 m đến 1,5 m so với mặt nước biển. Hướng địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông Bắc xuống Tây Nam.Theo sách "Gia Định thành Thông chí", vùng đất Cà Mau trở thành một bộ phận nước ta từ thời các chúa Nguyễn. Đến thời vua Minh Mạng (nhà Nguyễn), triều đình đặt chế độ quan lại cai quản vùng đất này.Theo Cổng thông tin điện tử Cà Mau, từ năm 1976 đến 1996, tỉnh Cà Mau cùng tỉnh Bạc Liêu hợp thành tỉnh Minh Hải. Từ tháng 11/1996, tỉnh Minh Hải lại được chia thành 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.Theo Atlas Địa lý Việt Nam, tỉnh Cà Mau có tới 2 vườn quốc gia là U Minh Hạ và vườn quốc gia Mũi Cà Mau. Cả 2 vườn quốc gia ở Cà Mau đều là nơi dự trữ sinh quyển, bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm của nước ta.
Theo Atlas Địa lý Việt Nam, Trần Văn Thời là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Cà Mau, ở miền Tây Nam Bộ. Theo sách "Lịch sử Việt Nam hiện đại", Trần Văn Thời chỉ huy cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, sau đó bị thực dân Pháp bắt. Ông bị đưa đi đày và hy sinh tại Côn Đảo.
Theo Cổng thông tin điện tử Cà Mau, đây là tỉnh hiếm hoi ở nước ta có 2 đơn vị hành chính cấp huyện mang tên danh nhân lịch sử. Ngoài Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau còn có huyện Ngọc Hiển được đặt theo tên anh hùng chống Pháp Phan Ngọc Hiển.
Theo sách “Lịch sử đảng bộ tỉnh Cà Mau”, anh hùng Phan Ngọc Hiển (1910-1941) quê ở thành phố Cần Thơ hiện nay. Ông là nhà báo, nhà giáo, nhà văn và chí sĩ yêu nước, hy sinh sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai tại Năm Căn, Cà Mau, chống chính quyền thực dân Pháp năm 1940.
Theo sách giáo khoa Địa lý, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là điểm cực Nam của nước ta. Huyện Ngọc Hiển có diện tích tự nhiên hơn 735 km2, gồm 7 đơn vị hành chính (1 thị trấn, 6 xã).
Theo Atlas Địa lý Việt Nam, Cà Mau là vùng đồng bằng, có nhiều sông rạch, địa hình thấp, bằng phẳng, thường xuyên bị ngập nước. Độ cao bình quân 0,5 m đến 1,5 m so với mặt nước biển. Hướng địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông Bắc xuống Tây Nam.
Theo sách "Gia Định thành Thông chí", vùng đất Cà Mau trở thành một bộ phận nước ta từ thời các chúa Nguyễn. Đến thời vua Minh Mạng (nhà Nguyễn), triều đình đặt chế độ quan lại cai quản vùng đất này.
Theo Cổng thông tin điện tử Cà Mau, từ năm 1976 đến 1996, tỉnh Cà Mau cùng tỉnh Bạc Liêu hợp thành tỉnh Minh Hải. Từ tháng 11/1996, tỉnh Minh Hải lại được chia thành 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.
Theo Atlas Địa lý Việt Nam, tỉnh Cà Mau có tới 2 vườn quốc gia là U Minh Hạ và vườn quốc gia Mũi Cà Mau. Cả 2 vườn quốc gia ở Cà Mau đều là nơi dự trữ sinh quyển, bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm của nước ta.