Huyện Côn Đảo có 53 cây bàng cổ thụ được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) vinh danh là Cây Di sản Việt Nam. Theo trang thông tin VACNE, những cây bàng Côn Đảo được vinh danh nằm tại đường Tôn Đức Thắng (19 cây), đường Lê Duẩn (11 cây), di tích trại Phú Hải (8 cây), di tích trại Phú Sơn (7 cây), di tích nhà Chúa Đảo (8 cây). Các cây cổ thụ ở Côn Đảo có độ tuổi ước tính trung bình khoảng 130-150 năm. Ảnh: Việt Tường.Mứt hạt bàng, hay hạt bàng, là đặc sản độc đáo ở Côn Đảo. Công đoạn tách hạt bàng khá kỳ công. Người ta rang hạt bàng trên lửa nhỏ, đảo đều tay. Du khách có thể chọn hạt bàng rang muối hay hạt bàng ngào đường. Ảnh: Bảo Bình.Huyện Côn Đảo hiện không có đơn vị hành chính cấp xã. Một số huyện đảo khác trong cả nước cũng tương tự, không phân chia thành các xã, như Cồn Cỏ (Quảng Trị), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Lý Sơn (Quảng Ngãi)... Ảnh: Khánh Huyền.Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học nổi bật, Nhà tù Côn Đảo được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2012. Thuộc di tích này có nhà Chúa Đảo, cầu tàu, cầu Ma Thiên Lãnh, các trại giam, nghĩa trang Hàng Dương... Ảnh: Kaley Childs Karaffa.Vườn quốc gia Côn Đảo được biết đến là nơi nuôi, ấp và thả về thiên nhiên nhiều rùa biển nhất Việt Nam. Theo thông tin giới thiệu vườn, 2 loài rùa biển có số lượng lớn đang sinh sống và lên đẻ hàng năm ở đây là vích và đồi mồi. Du khách đến Vườn quốc gia Côn Đảo cũng có thể tham gia hoạt động ý nghĩa này. Ảnh: Duy Hiếu.Đến Côn Đảo, du khách có thể thăm Vân Sơn Tự, còn gọi là chùa Núi Một. Ngoài chiêm bái, lễ Phật, chùa còn là địa điểm đẹp để có thể ngắm vịnh biển bao la ở Côn Đảo, tận hưởng không gian thiên nhiên thư thái, tĩnh lặng. Ảnh: Thanh Tùng.Ngoài huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn có TP Bà Rịa (tỉnh lỵ) và TP Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ, cùng 4 huyện: Châu Đức, Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc. Ảnh: Đoàn Khánh.
Huyện Côn Đảo có 53 cây bàng cổ thụ được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) vinh danh là Cây Di sản Việt Nam. Theo trang thông tin VACNE, những cây bàng Côn Đảo được vinh danh nằm tại đường Tôn Đức Thắng (19 cây), đường Lê Duẩn (11 cây), di tích trại Phú Hải (8 cây), di tích trại Phú Sơn (7 cây), di tích nhà Chúa Đảo (8 cây). Các cây cổ thụ ở Côn Đảo có độ tuổi ước tính trung bình khoảng 130-150 năm. Ảnh: Việt Tường.
Mứt hạt bàng, hay hạt bàng, là đặc sản độc đáo ở Côn Đảo. Công đoạn tách hạt bàng khá kỳ công. Người ta rang hạt bàng trên lửa nhỏ, đảo đều tay. Du khách có thể chọn hạt bàng rang muối hay hạt bàng ngào đường. Ảnh: Bảo Bình.
Huyện Côn Đảo hiện không có đơn vị hành chính cấp xã. Một số huyện đảo khác trong cả nước cũng tương tự, không phân chia thành các xã, như Cồn Cỏ (Quảng Trị), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Lý Sơn (Quảng Ngãi)... Ảnh: Khánh Huyền.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học nổi bật, Nhà tù Côn Đảo được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2012. Thuộc di tích này có nhà Chúa Đảo, cầu tàu, cầu Ma Thiên Lãnh, các trại giam, nghĩa trang Hàng Dương... Ảnh: Kaley Childs Karaffa.
Vườn quốc gia Côn Đảo được biết đến là nơi nuôi, ấp và thả về thiên nhiên nhiều rùa biển nhất Việt Nam. Theo thông tin giới thiệu vườn, 2 loài rùa biển có số lượng lớn đang sinh sống và lên đẻ hàng năm ở đây là vích và đồi mồi. Du khách đến Vườn quốc gia Côn Đảo cũng có thể tham gia hoạt động ý nghĩa này. Ảnh: Duy Hiếu.
Đến Côn Đảo, du khách có thể thăm Vân Sơn Tự, còn gọi là chùa Núi Một. Ngoài chiêm bái, lễ Phật, chùa còn là địa điểm đẹp để có thể ngắm vịnh biển bao la ở Côn Đảo, tận hưởng không gian thiên nhiên thư thái, tĩnh lặng. Ảnh: Thanh Tùng.
Ngoài huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn có TP Bà Rịa (tỉnh lỵ) và TP Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ, cùng 4 huyện: Châu Đức, Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc. Ảnh: Đoàn Khánh.