Bộ ảnh ghi lại những khoảnh khắc London mù sương, một kiểu khí hậu đặc trưng tại Anh. Đó là một London ảm đạm, ẩm ướt, cổ kính.Trước và sau cách mạng công nghiệp lần thứ hai, người Anh thậm chí còn cho rằng các hoạt động công nghiệp sản sinh ra khói bụi và sương mù là một ký tích vĩ đại của con người, thậm chí còn cho rằng đó là công cụ có lợi để phòng chống ô nhiễm. Trong ảnh là những người đang vận chuyển đá trong thời tiết sương mù dày đặc. Hàng năm cứ mỗi lần vào mùa đông, London chìm trong sương mù cho đến mùa xuân năm sau. Ảnh chụp vào tháng 01/1919.Thời kỳ đầu của thế kỷ trước, người Anh còn cho rằng nguyên nhân gây ô nhiễm là do thiên nhiên và muỗi truyền nhiễm bệnh. Ảnh chụp ngày 05/10/1931, công nhân đang tích cực hoàn thành việc lắp đèn chiếu mù dành cho các phương tiện giao thông công cộng trên đường phố London trước tháng 11 khi mùa sương mù đến.Sương mù không những gây hại cho sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng và cản trở nhiều cho các phương tiện giao thông. Ảnh chụp tháng 11/1922, sương mù đang bao phủ dày đặc Luther Gheit.Với những tiến bộ của khoa học, sau khi người Anh phải trả giá đắt mới nhận ra rằng những đám mây khói bụi bao trùm London bấy lâu nay có sức tàn phá vô cùng khủng khiếp, và họ đã dành thời gian gần một thế kỷ để giải quyết vấn đề này. Trong ảnh là những con tàu đang neo đậu trên sông Thames mù sương được chụp vào ngày 26/10/1938.Tàu chở hàng Heather neo đậu tại khu bến tàu ở London ngày 26/10/1938.Đầu tháng 12/1952 khí hậu London vô cùng ẩm ướt, nhiệt độ thấp, không khí ô nhiễm nặng. Thậm chí ban ngày cũng không có gió, cả London chìm trong sương mù dầy đặc.Việc cư dân London thường xuyên sử dụng than để sưởi ấm là một trong những nhân tố góp phần gây ô nhiễm trầm trọng. Chỉ có tầu điện ngầm là phương tiện giao thông duy nhất có thể hoạt động bình thường. Trong ảnh chụp một cặp vợ chồng trẻ đeo khẩu trang ra phố vì sợ ô nhiễm, ảnh chụp tháng 11/1953.Một sáng sớm mù sương tại Blackfriars Bridge ở London vào tháng 12/1952. Tuy người dân London đã quen với hiện tượng này, nhưng đây là lần sương mù dài nhất với mức độ nghiêm trọng nhất và hậu quả cũng nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Anh.Theo thống kê của ngành y tế, ô nhiễm bởi sương mù đã khiến cho 4000 người Anh đã chết do nhiễm khuẩn đường hô hấp, trong đó chủ yếu là trẻ con và người già.Hình ảnh chụp ảnh sỹ quan cảnh sát đang làm nhiệm vụ tại quảng trường Trafalgar trong thời tiết mù sương ngày 01/12/1948.
Bộ ảnh ghi lại những khoảnh khắc London mù sương, một kiểu khí hậu đặc trưng tại Anh. Đó là một London ảm đạm, ẩm ướt, cổ kính.
Trước và sau cách mạng công nghiệp lần thứ hai, người Anh thậm chí còn cho rằng các hoạt động công nghiệp sản sinh ra khói bụi và sương mù là một ký tích vĩ đại của con người, thậm chí còn cho rằng đó là công cụ có lợi để phòng chống ô nhiễm. Trong ảnh là những người đang vận chuyển đá trong thời tiết sương mù dày đặc. Hàng năm cứ mỗi lần vào mùa đông, London chìm trong sương mù cho đến mùa xuân năm sau. Ảnh chụp vào tháng 01/1919.
Thời kỳ đầu của thế kỷ trước, người Anh còn cho rằng nguyên nhân gây ô nhiễm là do thiên nhiên và muỗi truyền nhiễm bệnh. Ảnh chụp ngày 05/10/1931, công nhân đang tích cực hoàn thành việc lắp đèn chiếu mù dành cho các phương tiện giao thông công cộng trên đường phố London trước tháng 11 khi mùa sương mù đến.
Sương mù không những gây hại cho sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng và cản trở nhiều cho các phương tiện giao thông. Ảnh chụp tháng 11/1922, sương mù đang bao phủ dày đặc Luther Gheit.
Với những tiến bộ của khoa học, sau khi người Anh phải trả giá đắt mới nhận ra rằng những đám mây khói bụi bao trùm London bấy lâu nay có sức tàn phá vô cùng khủng khiếp, và họ đã dành thời gian gần một thế kỷ để giải quyết vấn đề này. Trong ảnh là những con tàu đang neo đậu trên sông Thames mù sương được chụp vào ngày 26/10/1938.
Tàu chở hàng Heather neo đậu tại khu bến tàu ở London ngày 26/10/1938.
Đầu tháng 12/1952 khí hậu London vô cùng ẩm ướt, nhiệt độ thấp, không khí ô nhiễm nặng. Thậm chí ban ngày cũng không có gió, cả London chìm trong sương mù dầy đặc.
Việc cư dân London thường xuyên sử dụng than để sưởi ấm là một trong những nhân tố góp phần gây ô nhiễm trầm trọng. Chỉ có tầu điện ngầm là phương tiện giao thông duy nhất có thể hoạt động bình thường. Trong ảnh chụp một cặp vợ chồng trẻ đeo khẩu trang ra phố vì sợ ô nhiễm, ảnh chụp tháng 11/1953.
Một sáng sớm mù sương tại Blackfriars Bridge ở London vào tháng 12/1952. Tuy người dân London đã quen với hiện tượng này, nhưng đây là lần sương mù dài nhất với mức độ nghiêm trọng nhất và hậu quả cũng nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Anh.
Theo thống kê của ngành y tế, ô nhiễm bởi sương mù đã khiến cho 4000 người Anh đã chết do nhiễm khuẩn đường hô hấp, trong đó chủ yếu là trẻ con và người già.
Hình ảnh chụp ảnh sỹ quan cảnh sát đang làm nhiệm vụ tại quảng trường Trafalgar trong thời tiết mù sương ngày 01/12/1948.