Nằm bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy, suối cá thần Cẩm Lương là một thắng cảnh nổi tiếng cả nước của tỉnh Thanh Hóa.Dòng suối ở nơi đây là nơi sinh sống của hàng nghìn con cá lớn, nhỏ, phần lớn thuộc loài cá bỗng theo cách gọi của người dân địa phương.Những con "cá thần" ở nơi đây có trọng lượng khá lớn, chủ yếu từ 2 kg đến 8 kg. Cũng có những con nặng hàng chục kg.Cá có hình dạng khá bắt mắt với thân hình tròn lẳn, môi và vây đỏ tuơi. Một số chú cá có màu đỏ rực rất ấn tượng.Cá rất bạo dạn, sẵn sàng ăn thức ăn từ tay người.Thậm chí du khách còn có thể dùng tay vuốt nhẹ nhàng vào mình cá.Theo tín ngưỡng của bà con dân tộc Mường trong vùng, đây là giống cá thần đem lại sự bình yên no ấm cho cuộc sống của bản làng.Vì vậy, qua nhiều thế hệ người dân trong khu vực luôn gìn giữ nuôi nấng, không ai dám ăn thịt loại cá này, vì đó là hành động xúc phạm đến thần linh, chẳng những gây ra tai họa cho mình mà còn cho cả cộng đồng.Xuất phát từ tín ngượng đậm chất nhân văn trên, đền thờ Thủy Phủ Long Vương bên suối cá thần được xây dựng để bảo vệ đàn cá và mong cầu hạnh phúc cho dân cư.Cách suối cá không xa còn có động Cây Đăng, một hang động thiêng có liên quan đến nguồn nước của suối cá thần.
Nằm bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy, suối cá thần Cẩm Lương là một thắng cảnh nổi tiếng cả nước của tỉnh Thanh Hóa.
Dòng suối ở nơi đây là nơi sinh sống của hàng nghìn con cá lớn, nhỏ, phần lớn thuộc loài cá bỗng theo cách gọi của người dân địa phương.
Những con "cá thần" ở nơi đây có trọng lượng khá lớn, chủ yếu từ 2 kg đến 8 kg. Cũng có những con nặng hàng chục kg.
Cá có hình dạng khá bắt mắt với thân hình tròn lẳn, môi và vây đỏ tuơi. Một số chú cá có màu đỏ rực rất ấn tượng.
Cá rất bạo dạn, sẵn sàng ăn thức ăn từ tay người.
Thậm chí du khách còn có thể dùng tay vuốt nhẹ nhàng vào mình cá.
Theo tín ngưỡng của bà con dân tộc Mường trong vùng, đây là giống cá thần đem lại sự bình yên no ấm cho cuộc sống của bản làng.
Vì vậy, qua nhiều thế hệ người dân trong khu vực luôn gìn giữ nuôi nấng, không ai dám ăn thịt loại cá này, vì đó là hành động xúc phạm đến thần linh, chẳng những gây ra tai họa cho mình mà còn cho cả cộng đồng.
Xuất phát từ tín ngượng đậm chất nhân văn trên, đền thờ Thủy Phủ Long Vương bên suối cá thần được xây dựng để bảo vệ đàn cá và mong cầu hạnh phúc cho dân cư.
Cách suối cá không xa còn có động Cây Đăng, một hang động thiêng có liên quan đến nguồn nước của suối cá thần.