Đèo Đã Đẽo dài 17km nằm giữa địa phận huyện Bố Trạch và Minh Hóa thuộc tỉnh Quảng Bình.Địa hình đèo Đá Đẽo chủ yếu là đồi núi, thung lũng xen kẽ có những đoạn bị chia cắt. Ngoài ra, đèo một bên là núi cao, một bên là vực sâu tạo nên những đường cong gấp khúc, sườn núi có độ dốc ngang lớn, xói lở nhiều.Ngoài ra, cũng chính vì đường dốc quanh co, qua nhiều khe suối dựng đứng, nền đất yếu nên đèo Đá Đẽo tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông. Nền đường những đoạn này đều qua vùng địa chất phức tạp, thường xuyên có nước ngầm, sụt lở.Ngày xưa đèo chỉ là một con đường mòn nằm vắt ngang qua đỉnh núi đá vôi với chiều dài khoảng 10 km.Trong thời kỳ kháng chiến, đèo được các thế hệ thanh niên xung phong mở đường Trường Sơn, người đi trước đẽo đá mở đường cho người sau tiến bước, để thông tuyến cho xe chạy, có lẽ tên đèo Đá Đẽo xuất phát từ đó.Trong thời chiến tranh, đường đèo Đá Đẽo hiểm trở và nổi tiếng khó đi, nguy hiểm, lại có vị trí chiến lược trên con đường quốc lộ 15 nối từ Bắc vào Nam nên trở thành điểm đánh phá ác liệt của bom Mỹ.Suốt 7 năm, vùng đèo Đá Đẽo không một ngày bình yên. Bom trên trời ào ào dội xuống, pháo từ ngoài hạm đội cấp tập bắn vào một đoạn đường đèo hơn 10 km. Tất cả bị băm nát, xới tung lên đến trơ đá, bật gốc. Đá Đẽo ngày đó ngỡ bị san phẳng thành bình địa dưới sức công phá của hàng trăm ngàn tấn đạn bom.Nhưng đèo Đá Đẽo vẫn sừng sững. Với tinh thần: “Máu có thể đổ, đường không thể tắc”, ngay sau khi tiếng bom vừa dứt, bộ đội lại ào ra mặt đường khắc phục sửa chữa, phá bom nổ chậm. Trên đỉnh con đèo vẫn còn một tấm bia đá “Đèo Đá Đẽo trọng điểm bắn phá ác liệt của không quân Mỹ từ năm 1965 đến 1972” để tưởng nhớ về những người chiến sỹ đã hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc tại nơi bom đạn khốc liệt này.Ngày nay, đèo Đã đẽo là một địa điểm du lịch hấp dẫn. Dọc theo đường Hồ Chí Minh, qua đèo Đá Đẽo mập mờ lớp sương mỏng, đâu đó vang vọng tiếng chim rừng “bắt cô trói cột”.Ngay đằng sau các dãy núi, hệ thống thung lũng nhỏ hơn xuất hiện trùng điệp khoác lên mình một màu xanh tươi mát. Tất cả tạo nên vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng của đoạn đèo nổi tiếng này.Mời độc giả xem video: Giá trị thực của hoa lan đột biến. Nguồn: VTV24.
Đèo Đã Đẽo dài 17km nằm giữa địa phận huyện Bố Trạch và Minh Hóa thuộc tỉnh Quảng Bình.
Địa hình đèo Đá Đẽo chủ yếu là đồi núi, thung lũng xen kẽ có những đoạn bị chia cắt. Ngoài ra, đèo một bên là núi cao, một bên là vực sâu tạo nên những đường cong gấp khúc, sườn núi có độ dốc ngang lớn, xói lở nhiều.
Ngoài ra, cũng chính vì đường dốc quanh co, qua nhiều khe suối dựng đứng, nền đất yếu nên đèo Đá Đẽo tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông. Nền đường những đoạn này đều qua vùng địa chất phức tạp, thường xuyên có nước ngầm, sụt lở.
Ngày xưa đèo chỉ là một con đường mòn nằm vắt ngang qua đỉnh núi đá vôi với chiều dài khoảng 10 km.
Trong thời kỳ kháng chiến, đèo được các thế hệ thanh niên xung phong mở đường Trường Sơn, người đi trước đẽo đá mở đường cho người sau tiến bước, để thông tuyến cho xe chạy, có lẽ tên đèo Đá Đẽo xuất phát từ đó.
Trong thời chiến tranh, đường đèo Đá Đẽo hiểm trở và nổi tiếng khó đi, nguy hiểm, lại có vị trí chiến lược trên con đường quốc lộ 15 nối từ Bắc vào Nam nên trở thành điểm đánh phá ác liệt của bom Mỹ.
Suốt 7 năm, vùng đèo Đá Đẽo không một ngày bình yên. Bom trên trời ào ào dội xuống, pháo từ ngoài hạm đội cấp tập bắn vào một đoạn đường đèo hơn 10 km. Tất cả bị băm nát, xới tung lên đến trơ đá, bật gốc. Đá Đẽo ngày đó ngỡ bị san phẳng thành bình địa dưới sức công phá của hàng trăm ngàn tấn đạn bom.
Nhưng đèo Đá Đẽo vẫn sừng sững. Với tinh thần: “Máu có thể đổ, đường không thể tắc”, ngay sau khi tiếng bom vừa dứt, bộ đội lại ào ra mặt đường khắc phục sửa chữa, phá bom nổ chậm.
Trên đỉnh con đèo vẫn còn một tấm bia đá “Đèo Đá Đẽo trọng điểm bắn phá ác liệt của không quân Mỹ từ năm 1965 đến 1972” để tưởng nhớ về những người chiến sỹ đã hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc tại nơi bom đạn khốc liệt này.
Ngày nay, đèo Đã đẽo là một địa điểm du lịch hấp dẫn. Dọc theo đường Hồ Chí Minh, qua đèo Đá Đẽo mập mờ lớp sương mỏng, đâu đó vang vọng tiếng chim rừng “bắt cô trói cột”.
Ngay đằng sau các dãy núi, hệ thống thung lũng nhỏ hơn xuất hiện trùng điệp khoác lên mình một màu xanh tươi mát. Tất cả tạo nên vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng của đoạn đèo nổi tiếng này.
Mời độc giả xem video: Giá trị thực của hoa lan đột biến. Nguồn: VTV24.