Nằm ở số 12 Ngô Quyền, tòa nhà Bắc Bộ phủ (nay là Nhà khách Chính phủ) là một công trình có giá trị đặc biệt về kiến trúc của Hà Nội thời thuộc địa. Đây cũng là một di tích lịch sử gắn liền với sự hình thành của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Được xây vào năm 1918-1919, ban đầu tòa nhà là Phủ thống sứ Bắc Kỳ, rồi trở thành Phủ khâm sai Bắc Kỳ sau khi Nhật đảo chính Pháp. Trong Cách mạng Tháng Tám, đây là một trong những nơi cờ đỏ sao vàng được kéo lên đầu tiên ở Hà Nội, đánh dấu sự cáo chung của chế độ thuộc địa.Cách mạng Tháng Tám thành công, tòa nhà mang tên gọi mới là Bắc Bộ phủ. Từ sau Lễ Độc lập ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nhà số 48 Hàng Ngang đã chuyển về Bắc Bộ phủ ở và làm việc.Thời điểm đó, bọn Tưởng ở Hà Nội và tay sai phản động do Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Tường Tam cầm đầu thường gây ra nhiều vụ ám sát, bắt cóc hụt các đồng chí lãnh đạo Ðảng; thực hiện âm mưu "diệt Cộng, cầm Hồ". Do đó, Trung ương bố trí thêm một địa điểm bí mật nữa ở số 8 Vua Lê (nay là phố Lê Thái Tổ) để bảo vệ Bác được tốt hơn. Ở Bắc Bộ phủ, các chiến sĩ của một đơn vị Vệ quốc đoàn và Tự vệ Hoàng Diệu làm nhiệm vụ bảo vệ Hồ Chủ tịch. Tại đây, Người tiếp khách trong và ngoài nước, các đoàn đại biểu nhân dân, nhân sĩ, trí thức, công thương gia yêu nước... đề ra các chính sách đối nội đối ngoại.Một bức tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân vẻ cảnh Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ cho thấy Người toát lên phong cách bình dân giữa căn phòng đơn sơ, gần gũi như phòng của bất kỳ công chức nào với cái bàn gỗ mộc mạc, lọ mực, cái gạt tàn, hộp công văn…Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ đến khoảng tháng 11/1946 thì rời nơi đây ra ngoại thành, đến địa điểm bí mật tại Đấu Đong ở Bưởi và Biệt thự cây liễu ở gần Cầu Mới rồi ra Vân Canh, nhằm đáp ứng với yêu cầu hoạt động trong hoàn cảnh cách mạng mới.Có thể nói, Bắc Bộ phủ là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam trong những ngày đầu đầy thử thách, vượt qua mọi âm mưu của thù trong giặc ngoài nhằm lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.Ít lâu sau khi Bác Hồ rời Bắc Bộ phủ, tòa nhà này trở thành nơi diễn ra trận đánh khốc liệt nhất của cuộc Toàn quốc kháng chiến mùa đông năm 1946. Tại đây, từ đêm 19/12 đến chiều 20/12/1946, các chiến sĩ Vệ quốc đoàn đã anh dũng đánh lui nhiều đợt tấn công của địch.Vô số vết đạn của trận đánh lịch sử ấy vẫn còn lưu dấu trên cánh cổng và hàng rào đúc bằng thép của Bắc Bộ phủ, như chứng tích không bao giờ mờ phai cho tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” trong buổi đầu độc lập.Từ năm 2005, tòa nhà Bắc Bộ phủ đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.
Mời bạn đọc xem video: Kỷ niệm 74 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2019). Nguồn VTV
Nằm ở số 12 Ngô Quyền, tòa nhà Bắc Bộ phủ (nay là Nhà khách Chính phủ) là một công trình có giá trị đặc biệt về kiến trúc của Hà Nội thời thuộc địa. Đây cũng là một di tích lịch sử gắn liền với sự hình thành của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Được xây vào năm 1918-1919, ban đầu tòa nhà là Phủ thống sứ Bắc Kỳ, rồi trở thành Phủ khâm sai Bắc Kỳ sau khi Nhật đảo chính Pháp. Trong Cách mạng Tháng Tám, đây là một trong những nơi cờ đỏ sao vàng được kéo lên đầu tiên ở Hà Nội, đánh dấu sự cáo chung của chế độ thuộc địa.
Cách mạng Tháng Tám thành công, tòa nhà mang tên gọi mới là Bắc Bộ phủ. Từ sau Lễ Độc lập ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nhà số 48 Hàng Ngang đã chuyển về Bắc Bộ phủ ở và làm việc.
Thời điểm đó, bọn Tưởng ở Hà Nội và tay sai phản động do Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Tường Tam cầm đầu thường gây ra nhiều vụ ám sát, bắt cóc hụt các đồng chí lãnh đạo Ðảng; thực hiện âm mưu "diệt Cộng, cầm Hồ". Do đó, Trung ương bố trí thêm một địa điểm bí mật nữa ở số 8 Vua Lê (nay là phố Lê Thái Tổ) để bảo vệ Bác được tốt hơn.
Ở Bắc Bộ phủ, các chiến sĩ của một đơn vị Vệ quốc đoàn và Tự vệ Hoàng Diệu làm nhiệm vụ bảo vệ Hồ Chủ tịch. Tại đây, Người tiếp khách trong và ngoài nước, các đoàn đại biểu nhân dân, nhân sĩ, trí thức, công thương gia yêu nước... đề ra các chính sách đối nội đối ngoại.
Một bức tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân vẻ cảnh Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ cho thấy Người toát lên phong cách bình dân giữa căn phòng đơn sơ, gần gũi như phòng của bất kỳ công chức nào với cái bàn gỗ mộc mạc, lọ mực, cái gạt tàn, hộp công văn…
Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ đến khoảng tháng 11/1946 thì rời nơi đây ra ngoại thành, đến địa điểm bí mật tại Đấu Đong ở Bưởi và Biệt thự cây liễu ở gần Cầu Mới rồi ra Vân Canh, nhằm đáp ứng với yêu cầu hoạt động trong hoàn cảnh cách mạng mới.
Có thể nói, Bắc Bộ phủ là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam trong những ngày đầu đầy thử thách, vượt qua mọi âm mưu của thù trong giặc ngoài nhằm lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Ít lâu sau khi Bác Hồ rời Bắc Bộ phủ, tòa nhà này trở thành nơi diễn ra trận đánh khốc liệt nhất của cuộc Toàn quốc kháng chiến mùa đông năm 1946. Tại đây, từ đêm 19/12 đến chiều 20/12/1946, các chiến sĩ Vệ quốc đoàn đã anh dũng đánh lui nhiều đợt tấn công của địch.
Vô số vết đạn của trận đánh lịch sử ấy vẫn còn lưu dấu trên cánh cổng và hàng rào đúc bằng thép của Bắc Bộ phủ, như chứng tích không bao giờ mờ phai cho tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” trong buổi đầu độc lập.
Từ năm 2005, tòa nhà Bắc Bộ phủ đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.