Cùng với chợ Long Biên, chợ Đồng Xuân là một trong những nơi có nhiều chị em hành nghề khuân vác hàng thuê nhất ở Hà Nội. Mỗi ngày một phụ nữ phải vác hàng tấn hàng trên vai kiếm sống. Theo những người buôn bán tại đây, chợ Đồng Xuân xuất hiện nhiều nữ cửu vạn đã hơn chục năm nay. Họ khỏe và làm việc hăng say không kém các đấng mày râu. Các nữ khuân vác chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ hai đến năm người hỗ trợ giúp đỡ nhau làm việc. Hầu hết các chị em ở đây đến từ các tỉnh Nam Định, Yên Bái, Phú Thọ, Hưng Yên... Có người thâm niên đã hơn 10 năm. Họ chỉ nghỉ về quê vào dịp mùa vụ, cấy hái chăm lo đồng ruộng, xong xuôi lại vội vã lên Hà Nội mưu sinh. Nói đến sửa xe mọi người thường nghĩ đó là công việc của đàn ông, nhưng tại Sài Gòn, không ít phụ nữ chọn cho mình cái nghề mưu sinh vất vả này. Trên 30 năm nay, những phụ nữ ở tiệm sửa xe đường Âu Cơ, quận Tân Bình vẫn miệt mài vá lốp xe máy, ô tô, xe tải.Trong số các chị em thì cô Đỗ Kim Hoàn (53 tuổi) vững tay nghề nhất. Không chỉ biết thay lốp, xăm xe mà cô còn sửa được máy, làm bố thắng, tăng sên, sửa xe tay ga... Cả gia đình cô Hoàn có 9 người con gái thì đến 7 người theo nghề sửa xe. Các cô chấp nhận sự nặng nhọc của nghề, bỏ qua những nhu cầu làm đẹp của bản thân vì miếng cơm manh áo. Ở những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, đôi khi người ta vẫn bắt gặp những "bóng hồng" mưu sinh bằng nghề lái xe taxi, xe buýt, thậm chí là xe tải. Trong ảnh là chị Lê Thị Hồng Hạnh, 27 tuổi, ở TP HCM, làm nghề tài xế taxi gần 10 năm nay và chưa bao giờ có ý định bỏ nghề. Hàng đêm tại chợ đầu mối Thủ Đức, TP HCM, người ta vẫn bắt gặp những chị em lái những chiếc xe tải lớn chở rau quả từ miền Tây về đây bán. Mọi người gọi các chị là “nữ hoàng” bóng đêm. Trong ảnh là chị Trần Thị Phương Hồng (ngụ quận Thủ Đức). Công việc của chị bắt đầu từ chiều, chạy quanh các tỉnh thu gom hoa quả, đến tối xe khởi hành về lại Sài Gòn. Khoảng nửa đêm xe tới chợ đầu mối, chị xuống hàng và giao hàng cho các chủ mối. Nghỉ ngơi ít giờ, chị lại quay xe đi lấy hàng chở ngược về miền Tây giao cho các đại lý và kết thúc vào sáng hôm sau. Công nhân xây dựng, phụ hồ cũng là nghề được xem là dành cho đàn ông, tuy nhiên hiện nay phụ nữ làm công việc này không phải là hiếm. Nghề thợ hồ với nam giới đã rất vất vả nhưng với phụ nữ còn vất vả hơn nhiều. Không ít nguy hiểm luôn rình rập cuộc sống của chị em trên các công trình xây dựng. Dẫu biết rằng đây nghề không phù hợp nhưng các chị vẫn bám công trình để mưu sinh.
Trong ảnh là chị Phạm Thị Kim Phát (30 tuổi, quê ở xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) đang làm việc tại một công trình xây dựng trên tuyến quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Công việc nặng nhọc, nguy hiểm là thế nhưng chị Phát cho biết, cật lực lắm mỗi ngày chỉ kiếm được từ 150.000 đến 180.000 đồng, dù cường độ công việc có khi ngang ngửa cánh thợ xây chính (thường là đàn ông).
Trong các nghề của đàn ông mà hiện không ít phụ nữ đang "dấn thân" vào, có lẽ nghề bốc mộ là nghề khiến nhiều người e dè nhất. Thực tế, số phụ nữ làm nghề bốc mộ rất hiếm hoi, chỉ đếm trên đầu ngón tay bởi nghề này thường xuyên phải tiếp xúc với những thi thể không còn nguyên vẹn, bốc mùi nên rất độc hại, hơn nữa lại phải đào xới mộ vào đêm khuya nên khá mệt nhọc. Trong ảnh là chị Phạm Thị Bình, sinh năm 1973, ở thôn Đại Cầu, xã Tiên Tân, TP Phủ Lý, Hà Nam), người hành nghề bốc mộ đã gần 30 năm nay. Tính đến nay, chị đã "sang cát" cho hàng nghìn bộ hài cốt. Sau hàng chục năm trời làm nghề bốc mộ, khâm liệm người chết, do thường xuyên phải thức đêm và tiếp xúc nhiều với tử khí nên sức khỏe chị ngày một yếu đi, nhưng chị vẫn bám trụ với nghề.
Cùng với chợ Long Biên, chợ Đồng Xuân là một trong những nơi có nhiều chị em hành nghề khuân vác hàng thuê nhất ở Hà Nội. Mỗi ngày một phụ nữ phải vác hàng tấn hàng trên vai kiếm sống.
Theo những người buôn bán tại đây, chợ Đồng Xuân xuất hiện nhiều nữ cửu vạn đã hơn chục năm nay. Họ khỏe và làm việc hăng say không kém các đấng mày râu.
Các nữ khuân vác chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ hai đến năm người hỗ trợ giúp đỡ nhau làm việc. Hầu hết các chị em ở đây đến từ các tỉnh Nam Định, Yên Bái, Phú Thọ, Hưng Yên... Có người thâm niên đã hơn 10 năm. Họ chỉ nghỉ về quê vào dịp mùa vụ, cấy hái chăm lo đồng ruộng, xong xuôi lại vội vã lên Hà Nội mưu sinh.
Nói đến sửa xe mọi người thường nghĩ đó là công việc của đàn ông, nhưng tại Sài Gòn, không ít phụ nữ chọn cho mình cái nghề mưu sinh vất vả này. Trên 30 năm nay, những phụ nữ ở tiệm sửa xe đường Âu Cơ, quận Tân Bình vẫn miệt mài vá lốp xe máy, ô tô, xe tải.
Trong số các chị em thì cô Đỗ Kim Hoàn (53 tuổi) vững tay nghề nhất. Không chỉ biết thay lốp, xăm xe mà cô còn sửa được máy, làm bố thắng, tăng sên, sửa xe tay ga... Cả gia đình cô Hoàn có 9 người con gái thì đến 7 người theo nghề sửa xe. Các cô chấp nhận sự nặng nhọc của nghề, bỏ qua những nhu cầu làm đẹp của bản thân vì miếng cơm manh áo.
Ở những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, đôi khi người ta vẫn bắt gặp những "bóng hồng" mưu sinh bằng nghề lái xe taxi, xe buýt, thậm chí là xe tải. Trong ảnh là chị Lê Thị Hồng Hạnh, 27 tuổi, ở TP HCM, làm nghề tài xế taxi gần 10 năm nay và chưa bao giờ có ý định bỏ nghề.
Hàng đêm tại chợ đầu mối Thủ Đức, TP HCM, người ta vẫn bắt gặp những chị em lái những chiếc xe tải lớn chở rau quả từ miền Tây về đây bán. Mọi người gọi các chị là “nữ hoàng” bóng đêm. Trong ảnh là chị Trần Thị Phương Hồng (ngụ quận Thủ Đức). Công việc của chị bắt đầu từ chiều, chạy quanh các tỉnh thu gom hoa quả, đến tối xe khởi hành về lại Sài Gòn. Khoảng nửa đêm xe tới chợ đầu mối, chị xuống hàng và giao hàng cho các chủ mối. Nghỉ ngơi ít giờ, chị lại quay xe đi lấy hàng chở ngược về miền Tây giao cho các đại lý và kết thúc vào sáng hôm sau.
Công nhân xây dựng, phụ hồ cũng là nghề được xem là dành cho đàn ông, tuy nhiên hiện nay phụ nữ làm công việc này không phải là hiếm. Nghề thợ hồ với nam giới đã rất vất vả nhưng với phụ nữ còn vất vả hơn nhiều. Không ít nguy hiểm luôn rình rập cuộc sống của chị em trên các công trình xây dựng. Dẫu biết rằng đây nghề không phù hợp nhưng các chị vẫn bám công trình để mưu sinh.
Trong ảnh là chị Phạm Thị Kim Phát (30 tuổi, quê ở xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) đang làm việc tại một công trình xây dựng trên tuyến quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Công việc nặng nhọc, nguy hiểm là thế nhưng chị Phát cho biết, cật lực lắm mỗi ngày chỉ kiếm được từ 150.000 đến 180.000 đồng, dù cường độ công việc có khi ngang ngửa cánh thợ xây chính (thường là đàn ông).
Trong các nghề của đàn ông mà hiện không ít phụ nữ đang "dấn thân" vào, có lẽ nghề bốc mộ là nghề khiến nhiều người e dè nhất. Thực tế, số phụ nữ làm nghề bốc mộ rất hiếm hoi, chỉ đếm trên đầu ngón tay bởi nghề này thường xuyên phải tiếp xúc với những thi thể không còn nguyên vẹn, bốc mùi nên rất độc hại, hơn nữa lại phải đào xới mộ vào đêm khuya nên khá mệt nhọc.
Trong ảnh là chị Phạm Thị Bình, sinh năm 1973, ở thôn Đại Cầu, xã Tiên Tân, TP Phủ Lý, Hà Nam), người hành nghề bốc mộ đã gần 30 năm nay. Tính đến nay, chị đã "sang cát" cho hàng nghìn bộ hài cốt. Sau hàng chục năm trời làm nghề bốc mộ, khâm liệm người chết, do thường xuyên phải thức đêm và tiếp xúc nhiều với tử khí nên sức khỏe chị ngày một yếu đi, nhưng chị vẫn bám trụ với nghề.