Khung cửa Trường Sa. Tôi đứng đây giữa Trường Sa lộng gió. Mở tung cánh cửa để cảm nhận được hết vị mặn mòi của Biển Đông, để ngắm nhìn vẻ đẹp lung linh và êm đềm trong vùng biển của bãi cạn Đá Tây cùng với ngọn hải đăng duyên dáng như một lâu đài cổ tích. Xa xa, chiếc tàu và cầu vồng như đang thầm thì kể những câu chuyện lãng mạn của biển. Phía sau lưng tôi trong căn phòng nhỏ này, những chiến sĩ Hải quân vẫn đang tập trung cao độ để canh gác biển trời thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam. Yêu lắm Trường Sa ơi!Đêm ở cầu cảng Trường Sa. Tàu Trường Sa 571 tại cầu cảng Trường Sa Lớn. Đây cũng là "ngôi nhà chung" thân thương của hàng nghìn người từ mọi miền đất nước và cả nhiều kiều bào ở khắp nơi khi tham gia các Đoàn công tác ra thăm huyện đảo Trường Sa và các nhà giàn DK1.Vào đảo... Ngày nay, Trường Sa như một pháo đài, cứ điểm để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc giữa Biển Đông như Bạch Đằng Giang khi xưa và những Điện Biên Phủ của thế kỷ XX. Để đặt chân lên được các đảo, hầu hết chúng tôi chỉ có thể đi bằng xuồng máy nhỏ từ tàu cùng các chiến sĩ hải quân. Vì đó là cách duy nhất để luồn lách theo các luồng lạch giữa mê trận của những rạn san hô ngầm.Cột mốc Trường Sa. Chủ quyền tổ quốc Việt Nam luôn hiển hiện trên quần đảo Trường Sa và nơi thiêng liêng, quan trọng nhất là cột mốc chủ quyền (trên 9 đảo nổi) và các tấm bia chủ quyền (gắn trên các công trình lâu bền trên hơn 24 điểm đóng chốt ở 12 bãi đá, bãi cạn nửa nổi nửa chìm) của huyện đảo Trường Sa.Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền tại chùa Sinh Tồn. Những ngôi chùa ở huyện đảo Trường Sa dù là chùa Trường Sa hay Song Tử Tây, Sinh Tồn, chùa Nam Thiên trên đảo Nam Yết, chùa Vinh Phúc trên đảo Phan Vinh, chùa Linh Sơn trên đảo Sơn Ca,... đều có ban thờ chính hướng về chùa Trấn Quốc tại Thủ đô Hà Nội. Sự cầu nguyện tại đây cũng chính là cầu nguyện linh ứng cho cả đất nước và dân tộc Việt Nam. Phút giây cựu hoa hậu Nguyễn Thị Huyền thành kính và cảm động trước tấm bia đá đặt tại chùa Sinh Tồn, khắc ghi tên tuổi của những liệt sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam đã hy sinh vì chủ quyền Tổ quốc và sự bình yên cho quần đảo Trường Sa.Phút nghỉ ngơi. Giọt nắng trưa hè đang vờn trên vai những người lính trẻ Trường Sa. Dù đến với Trường Sa từ nhiều miền khác nhau của đất nước Việt Nam, đối với anh em từng giây phút được rèn luyện và sinh hoạt bên nhau ở Trường Sa là những kỷ niệm vô giá sẽ theo họ trong suốt cuộc đời.Chia tay Trường Sa. Làm nhiệm vụ chốt giữ ở quần đảo Trường Sa không chỉ có lực lượng của Quân chủng Hải quân mà còn có cả các lực lượng phối thuộc và đội ngũ Quân y. Bạn đừng ngạc nhiên khi nhìn thấy bộ quân phục màu xanh da trời của Quân chủng Phòng không - Không quân tại đây. Họ chính là người điều khiển những "mắt thần" ở Trường Sa để canh giữ biển trời của Tổ quốc trên Biển Đông.Hành quân trên biển thăm nhà giàn DK1. Các nhà giàn DK1 (Cụm công trình dịch vụ kinh tế - khoa học - kỹ thuật của Việt Nam) thế hệ thứ 2 và thứ 3 tại bãi ngầm Phúc Nguyên trên thềm lục địa phía Nam. Kể từ năm 1989, đây cũng chính là những cột mốc để bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông. Thường trực vận hành và bảo vệ các Nhà giàn DK1 là sứ mệnh thiêng liêng của cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn DK1 và các Hải đội tàu mặt nước thuộc Vùng 2 Hải quân.
Khung cửa Trường Sa. Tôi đứng đây giữa Trường Sa lộng gió. Mở tung cánh cửa để cảm nhận được hết vị mặn mòi của Biển Đông, để ngắm nhìn vẻ đẹp lung linh và êm đềm trong vùng biển của bãi cạn Đá Tây cùng với ngọn hải đăng duyên dáng như một lâu đài cổ tích. Xa xa, chiếc tàu và cầu vồng như đang thầm thì kể những câu chuyện lãng mạn của biển. Phía sau lưng tôi trong căn phòng nhỏ này, những chiến sĩ Hải quân vẫn đang tập trung cao độ để canh gác biển trời thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam. Yêu lắm Trường Sa ơi!
Đêm ở cầu cảng Trường Sa. Tàu Trường Sa 571 tại cầu cảng Trường Sa Lớn. Đây cũng là "ngôi nhà chung" thân thương của hàng nghìn người từ mọi miền đất nước và cả nhiều kiều bào ở khắp nơi khi tham gia các Đoàn công tác ra thăm huyện đảo Trường Sa và các nhà giàn DK1.
Vào đảo... Ngày nay, Trường Sa như một pháo đài, cứ điểm để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc giữa Biển Đông như Bạch Đằng Giang khi xưa và những Điện Biên Phủ của thế kỷ XX. Để đặt chân lên được các đảo, hầu hết chúng tôi chỉ có thể đi bằng xuồng máy nhỏ từ tàu cùng các chiến sĩ hải quân. Vì đó là cách duy nhất để luồn lách theo các luồng lạch giữa mê trận của những rạn san hô ngầm.
Cột mốc Trường Sa. Chủ quyền tổ quốc Việt Nam luôn hiển hiện trên quần đảo Trường Sa và nơi thiêng liêng, quan trọng nhất là cột mốc chủ quyền (trên 9 đảo nổi) và các tấm bia chủ quyền (gắn trên các công trình lâu bền trên hơn 24 điểm đóng chốt ở 12 bãi đá, bãi cạn nửa nổi nửa chìm) của huyện đảo Trường Sa.
Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền tại chùa Sinh Tồn. Những ngôi chùa ở huyện đảo Trường Sa dù là chùa Trường Sa hay Song Tử Tây, Sinh Tồn, chùa Nam Thiên trên đảo Nam Yết, chùa Vinh Phúc trên đảo Phan Vinh, chùa Linh Sơn trên đảo Sơn Ca,... đều có ban thờ chính hướng về chùa Trấn Quốc tại Thủ đô Hà Nội. Sự cầu nguyện tại đây cũng chính là cầu nguyện linh ứng cho cả đất nước và dân tộc Việt Nam. Phút giây cựu hoa hậu Nguyễn Thị Huyền thành kính và cảm động trước tấm bia đá đặt tại chùa Sinh Tồn, khắc ghi tên tuổi của những liệt sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam đã hy sinh vì chủ quyền Tổ quốc và sự bình yên cho quần đảo Trường Sa.
Phút nghỉ ngơi. Giọt nắng trưa hè đang vờn trên vai những người lính trẻ Trường Sa. Dù đến với Trường Sa từ nhiều miền khác nhau của đất nước Việt Nam, đối với anh em từng giây phút được rèn luyện và sinh hoạt bên nhau ở Trường Sa là những kỷ niệm vô giá sẽ theo họ trong suốt cuộc đời.
Chia tay Trường Sa. Làm nhiệm vụ chốt giữ ở quần đảo Trường Sa không chỉ có lực lượng của Quân chủng Hải quân mà còn có cả các lực lượng phối thuộc và đội ngũ Quân y. Bạn đừng ngạc nhiên khi nhìn thấy bộ quân phục màu xanh da trời của Quân chủng Phòng không - Không quân tại đây. Họ chính là người điều khiển những "mắt thần" ở Trường Sa để canh giữ biển trời của Tổ quốc trên Biển Đông.
Hành quân trên biển thăm nhà giàn DK1. Các nhà giàn DK1 (Cụm công trình dịch vụ kinh tế - khoa học - kỹ thuật của Việt Nam) thế hệ thứ 2 và thứ 3 tại bãi ngầm Phúc Nguyên trên thềm lục địa phía Nam. Kể từ năm 1989, đây cũng chính là những cột mốc để bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông. Thường trực vận hành và bảo vệ các Nhà giàn DK1 là sứ mệnh thiêng liêng của cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn DK1 và các Hải đội tàu mặt nước thuộc Vùng 2 Hải quân.