Bến xe Nước Ngầm là bến xe xã hội hoá trực thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngành nước & Môi trường (WEDICO) có diện tích 10.300 m2. Năm 2006, Sở Giao thông vận tải Hà Nôi công bố công suất thiết kế của bến là 350 lượt xe/ngày.Bến xe Nước Ngầm (nằm tại vị trí ngã ba Pháp Vân - Giải Phóng) đang xếp hạng 3, nhưng lại có nhiều điểm mà bến hạng nhất không có (tiêu chí xếp loại bến xe hiện nay chủ yếu căn cứ vào diện tích).Là bến xe xã hội hóa thứ 2 của Hà Nội sau bến xe Lương Yên, nhưng khoảng 10 năm trở lại đây hiệu quả đầu tư không cao do số lượng xe về bến quá thấp so với khả năng phục vụ của bến này.Được đánh giá là bến xe văn minh bậc nhất của Hà Nội, các hoạt động của bến đều được điều khiển, giám sát bằng máy tính, camera. Trong ảnh: Anh Trịnh Hoài Lam, nhân viên kiểm soát đang thực hiện nhiệm vụ giám sát bến xe thông qua camera. Khác với tình trạng trông giữ xe lộn xộn tại nhiều bến, bến xe Nước Ngầm sử dụng thẻ từ quản lý xe, giúp đảm bảo an toàn cho khách.Bến xe Nước Ngầm có phòng đầy đủ tiện nghi cho lái, phụ xe nghỉ ngơi.Bến xe cổ phần đi đầu trong phong trào “4 xin - 4 luôn” do Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng phát động.Khu vực bán vé, sảnh chờ, nhà hàng được ví như ở sân bay với các biển chỉ dẫn cụ thể.Lối lên phòng mua vé có thiết kế dành cho người khuyết tật dễ dàng di chuyển.Khu vực mua vé với hướng dẫn bằng bảng điện tử. Nước Ngầm cũng là bến xe phục vụ xe quốc tế đi Lào, Trung Quốc.Khu vực sảnh chờ thoáng mát, rộng rãi.Bến xe Nước Ngầm có một khu vực nhận, trả đồ bị mất cho hành khách. Từ khi thành lập, bến xe đã giúp vài trăm hành khách nhận lại đồ. Trong ảnh: Hành khách đọc thông tin tìm đồ vật thất lạc tại bến.Tổ hợp nhà ăn, sảnh chờ tại bến xe.Khu vực bến xe có nhiều biển chỉ dẫn bằng 2 thứ tiếng Anh, Việt giúp hành khách thuận tiện đi lại. Ngoài ra, các loại cây xanh, cây cảnh cũng được trồng khá nhiều tạo không gian thoáng mát.Những lời nhắc nhở ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm, dịch vụ chuyên nghiệp của bến xe.Là một bến xe hiện đại, nhưng bến xe Nước Ngầm đang không hoạt động hết công suất hiện có, gây lãng phí đầu tư.
Bến xe Nước Ngầm là bến xe xã hội hoá trực thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngành nước & Môi trường (WEDICO) có diện tích 10.300 m2. Năm 2006, Sở Giao thông vận tải Hà Nôi công bố công suất thiết kế của bến là 350 lượt xe/ngày.
Bến xe Nước Ngầm (nằm tại vị trí ngã ba Pháp Vân - Giải Phóng) đang xếp hạng 3, nhưng lại có nhiều điểm mà bến hạng nhất không có (tiêu chí xếp loại bến xe hiện nay chủ yếu căn cứ vào diện tích).
Là bến xe xã hội hóa thứ 2 của Hà Nội sau bến xe Lương Yên, nhưng khoảng 10 năm trở lại đây hiệu quả đầu tư không cao do số lượng xe về bến quá thấp so với khả năng phục vụ của bến này.
Được đánh giá là bến xe văn minh bậc nhất của Hà Nội, các hoạt động của bến đều được điều khiển, giám sát bằng máy tính, camera. Trong ảnh: Anh Trịnh Hoài Lam, nhân viên kiểm soát đang thực hiện nhiệm vụ giám sát bến xe thông qua camera.
Khác với tình trạng trông giữ xe lộn xộn tại nhiều bến, bến xe Nước Ngầm sử dụng thẻ từ quản lý xe, giúp đảm bảo an toàn cho khách.
Bến xe Nước Ngầm có phòng đầy đủ tiện nghi cho lái, phụ xe nghỉ ngơi.
Bến xe cổ phần đi đầu trong phong trào “4 xin - 4 luôn” do Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng phát động.
Khu vực bán vé, sảnh chờ, nhà hàng được ví như ở sân bay với các biển chỉ dẫn cụ thể.
Lối lên phòng mua vé có thiết kế dành cho người khuyết tật dễ dàng di chuyển.
Khu vực mua vé với hướng dẫn bằng bảng điện tử. Nước Ngầm cũng là bến xe phục vụ xe quốc tế đi Lào, Trung Quốc.
Khu vực sảnh chờ thoáng mát, rộng rãi.
Bến xe Nước Ngầm có một khu vực nhận, trả đồ bị mất cho hành khách. Từ khi thành lập, bến xe đã giúp vài trăm hành khách nhận lại đồ. Trong ảnh: Hành khách đọc thông tin tìm đồ vật thất lạc tại bến.
Tổ hợp nhà ăn, sảnh chờ tại bến xe.
Khu vực bến xe có nhiều biển chỉ dẫn bằng 2 thứ tiếng Anh, Việt giúp hành khách thuận tiện đi lại. Ngoài ra, các loại cây xanh, cây cảnh cũng được trồng khá nhiều tạo không gian thoáng mát.
Những lời nhắc nhở ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm, dịch vụ chuyên nghiệp của bến xe.
Là một bến xe hiện đại, nhưng bến xe Nước Ngầm đang không hoạt động hết công suất hiện có, gây lãng phí đầu tư.