Khu sinh thái Mường Thanh đang nuôi 20 hổ vàng - một loài thú họ mèo cực quý hiếm có tên khoa học là Panthera tigris. Theo ước tính, trên thế giới chỉ còn khoảng 5.000 - 7.000 cá thể hổ hoang dã, trong đó có khoảng 200 ở Việt Nam. Loài hổ ở Việt Nam đang bị đe dọa tuyệt chủng do nạn săn bắn để lấy da, xương, hay các bộ phận khác.Bên cạnh hổ vàng, khu sinh thái Mường Thanh cũng nuôi 10 hổ trắng - một dạng biến dị màu lông hiếm gặp của loài hổ. Đây cũng là thủ phạm vụ hổ vồ đứt cánh tay nữ du khách khiến dư luận xôn xao xảy ra tại khu sinh thái này.Một loài thuộc họ mèo khác có mặt tại khu sinh thái Mường Thanh là sư tử (Panthera leo). Sư tử hoang dã hiện sinh sống ở vùng châu Phi hạ Sahara và Ấn Độ, là loài sắp nguy cấp do phần lớn các quần thể đang suy giảm số lượng.Tê giác trắng (Ceratotherium simum) cũng là một loài thú đáng chú ý của khu du lịch sinh thái Mường Thanh. Có nguồn gốc ở Đông Bắc và miền Nam châu Phi, đây là một trong năm loài tê giác còn tồn tại. Chúng đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên do nạn săn bắn để lấy sừng.Khu sinh thái Mường Thanh hiện là nơi cư trú của hai chú voi châu Á (Elephas maximus). Nặng từ 3-5 tấn, đây là loài động vật trên cạn lớn thứ hai thế giới (chỉ sau voi châu Phi). Loài voi này còn rất ít ở châu Á và đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam.Một gã khổng lồ khác có mặt ở khu sinh thái là hà mã (Hippopotamus amphibius) với số lượng hai cá thể. Là một loài động vật có vú ăn cỏ lớn sống ở châu Phi cận Sahara, chúng nặng từ 1,5 - 3 tấn. Loài hà mã đang bị đe dọa bởi việc mất đi môi trường sống và sự săn trộm để lấy thịt và những răng nanh bằng ngà.Bò tót (Bos gaurus) là loài động vật móng guốc sinh sống chủ yếu ở vùng đồi của Ấn Độ và Đông Nam Á, được thừa nhận là loài bò rừng lớn nhất trong tự nhiên. Đây cũng là loài động vật rất quý hiếm với số lượng chỉ còn khoảng 300 con tại Việt Nam. Khu sinh thái Mường Thanh đang nuôi hai cá thể loài này.Bên cạnh các loài động vật kể trên, khu sinh thái Mường Thanh còn nuôi nhiều loài móng guốc quý hiếm có xuất xứ châu Phi, như ngựa vằn.Linh dương sừng xoắn.Linh dương đầu bò.Linh dương sừng kiếm. Ảnh: Internet
Khu sinh thái Mường Thanh đang nuôi 20 hổ vàng - một loài thú họ mèo cực quý hiếm có tên khoa học là Panthera tigris. Theo ước tính, trên thế giới chỉ còn khoảng 5.000 - 7.000 cá thể hổ hoang dã, trong đó có khoảng 200 ở Việt Nam. Loài hổ ở Việt Nam đang bị đe dọa tuyệt chủng do nạn săn bắn để lấy da, xương, hay các bộ phận khác.
Bên cạnh hổ vàng, khu sinh thái Mường Thanh cũng nuôi 10 hổ trắng - một dạng biến dị màu lông hiếm gặp của loài hổ. Đây cũng là thủ phạm vụ hổ vồ đứt cánh tay nữ du khách khiến dư luận xôn xao xảy ra tại khu sinh thái này.
Một loài thuộc họ mèo khác có mặt tại khu sinh thái Mường Thanh là sư tử (Panthera leo). Sư tử hoang dã hiện sinh sống ở vùng châu Phi hạ Sahara và Ấn Độ, là loài sắp nguy cấp do phần lớn các quần thể đang suy giảm số lượng.
Tê giác trắng (Ceratotherium simum) cũng là một loài thú đáng chú ý của khu du lịch sinh thái Mường Thanh. Có nguồn gốc ở Đông Bắc và miền Nam châu Phi, đây là một trong năm loài tê giác còn tồn tại. Chúng đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên do nạn săn bắn để lấy sừng.
Khu sinh thái Mường Thanh hiện là nơi cư trú của hai chú voi châu Á (Elephas maximus). Nặng từ 3-5 tấn, đây là loài động vật trên cạn lớn thứ hai thế giới (chỉ sau voi châu Phi). Loài voi này còn rất ít ở châu Á và đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam.
Một gã khổng lồ khác có mặt ở khu sinh thái là hà mã (Hippopotamus amphibius) với số lượng hai cá thể. Là một loài động vật có vú ăn cỏ lớn sống ở châu Phi cận Sahara, chúng nặng từ 1,5 - 3 tấn. Loài hà mã đang bị đe dọa bởi việc mất đi môi trường sống và sự săn trộm để lấy thịt và những răng nanh bằng ngà.
Bò tót (Bos gaurus) là loài động vật móng guốc sinh sống chủ yếu ở vùng đồi của Ấn Độ và Đông Nam Á, được thừa nhận là loài bò rừng lớn nhất trong tự nhiên. Đây cũng là loài động vật rất quý hiếm với số lượng chỉ còn khoảng 300 con tại Việt Nam. Khu sinh thái Mường Thanh đang nuôi hai cá thể loài này.
Bên cạnh các loài động vật kể trên, khu sinh thái Mường Thanh còn nuôi nhiều loài móng guốc quý hiếm có xuất xứ châu Phi, như ngựa vằn.
Linh dương sừng xoắn.
Linh dương đầu bò.
Linh dương sừng kiếm. Ảnh: Internet