Được sự đồng ý của quân chủng Hải quân và quân chủng Phòng không không quân, PV đã có dịp bay trên vùng trời đảo Trường Sa lớn bằng thủy phi cơ DHC- 6 Twin Otter để ghi lại những hình ảnh toàn cảnh đảo Trường Sa lớn.Từ bầu trời cao, Trường Sa lớn càng hiện ra lung linh, vững chãi hơn khi được nhìn toàn cảnh và nhìn rõ nhiều công trình của đảo được xây dựng trong các năm qua. Trong ảnh: Toàn cảnh mặt chính diện đảo Trường Sa lớn nhìn từ phía cầu cảng.Một góc mặt sau đảo Trường Sa lớn.Khu dân cư đảo Trường Sa lớn với 6 hộ gia đình liền kề nhau.Hải đăng Trường Sa lớn.Khu trung tâm thị trấn Trường Sa. Bên trái cổng chào là chùa Trường Sa lớn; bên phải là nhà khách Trường Sa; đối diện chùa là nhà chỉ huy của đảo đang được xây dựng lại. Tiếp theo về phía trái là đài tưởng niệm liệt sĩ; trụ sở UBND thị trấn Trường Sa và hội trường trung tâm với lá cờ tổ quốc trên sân thượng.Một trong hai phi công điều khiển thủy phi cơ DHC-6, thuộc lực lượng không quân của Quân chủng hải quân. Thủy phi cơ DHC-6 là máy bay vận tải do Canada thiết kế, là loại máy bay có thể cất và hạ cánh trên đường băng ngắn, đáp và cất cánh trên mặt nước. Với sải cánh 20m, tốc độ bay tối đa gần 300 km/ giờ, DHC-6 có tầm bay hơn 1400km, dài hơn đường bay khứ hồi từ Cam Ranh ra Trường Sa.Hiện nay, lực lượng không quân của hải quân Việt Nam đang sở hữu đội bay DHC – 6 Twin Otter để phục vụ công tác tuần tra và tìm kiếm cứu nạn. Trong chiến dịch tìm kiếm máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia vào những ngày đầu tiên, thủy phi cơ DHC – 6 Twin Otter của hải quân Việt Nam cũng đã tham gia tìm kiếm với nhiều chuyến bay cất cánh từ sân bay Phú Quốc. Trong ảnh: Thủy phi cơ DHC – 6 đang đáp xuống đường băng của đảo Trường Sa lớn.Thủy phi cơ tiếp đất và chạy trên đường băng đảo Trường Sa lớn ngang qua cột mốc chủ quyền, đài tưởng niệm liệt sĩ.
Được sự đồng ý của quân chủng Hải quân và quân chủng Phòng không không quân, PV đã có dịp bay trên vùng trời đảo Trường Sa lớn bằng thủy phi cơ DHC- 6 Twin Otter để ghi lại những hình ảnh toàn cảnh đảo Trường Sa lớn.
Từ bầu trời cao, Trường Sa lớn càng hiện ra lung linh, vững chãi hơn khi được nhìn toàn cảnh và nhìn rõ nhiều công trình của đảo được xây dựng trong các năm qua. Trong ảnh: Toàn cảnh mặt chính diện đảo Trường Sa lớn nhìn từ phía cầu cảng.
Một góc mặt sau đảo Trường Sa lớn.
Khu dân cư đảo Trường Sa lớn với 6 hộ gia đình liền kề nhau.
Hải đăng Trường Sa lớn.
Khu trung tâm thị trấn Trường Sa. Bên trái cổng chào là chùa Trường Sa lớn; bên phải là nhà khách Trường Sa; đối diện chùa là nhà chỉ huy của đảo đang được xây dựng lại. Tiếp theo về phía trái là đài tưởng niệm liệt sĩ; trụ sở UBND thị trấn Trường Sa và hội trường trung tâm với lá cờ tổ quốc trên sân thượng.
Một trong hai phi công điều khiển thủy phi cơ DHC-6, thuộc lực lượng không quân của Quân chủng hải quân. Thủy phi cơ DHC-6 là máy bay vận tải do Canada thiết kế, là loại máy bay có thể cất và hạ cánh trên đường băng ngắn, đáp và cất cánh trên mặt nước. Với sải cánh 20m, tốc độ bay tối đa gần 300 km/ giờ, DHC-6 có tầm bay hơn 1400km, dài hơn đường bay khứ hồi từ Cam Ranh ra Trường Sa.
Hiện nay, lực lượng không quân của hải quân Việt Nam đang sở hữu đội bay DHC – 6 Twin Otter để phục vụ công tác tuần tra và tìm kiếm cứu nạn. Trong chiến dịch tìm kiếm máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia vào những ngày đầu tiên, thủy phi cơ DHC – 6 Twin Otter của hải quân Việt Nam cũng đã tham gia tìm kiếm với nhiều chuyến bay cất cánh từ sân bay Phú Quốc. Trong ảnh: Thủy phi cơ DHC – 6 đang đáp xuống đường băng của đảo Trường Sa lớn.
Thủy phi cơ tiếp đất và chạy trên đường băng đảo Trường Sa lớn ngang qua cột mốc chủ quyền, đài tưởng niệm liệt sĩ.