Trong bối cảnh tình trạng bất ổn, xung đột và căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng, hầu hết các quốc gia đang chạy đua để xây dựng một quân đội hùng mạnh, vì điều đó phản ánh vị thế kinh tế và chiến lược của họ trong khu vực và thế giới, cho phép họ thể hiện vai trò quan trọng trong bối cảnh chính trị toàn cầu, quốc phòng và quan hệ quốc tế. Ảnh: X.Bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu gần đây đã thống kê các quân đội hùng mạnh nhất thế giới, đánh giá sức mạnh quân sự của 145 quốc gia dựa trên hơn 60 tiêu chí khác nhau, chỉ số càng thấp quân đội càng hùng mạnh. Ảnh: Army Technology.Mỹ giữ vị trí số 1 trên toàn cầu. Theo Global Firepower, nước này có chỉ số sức mạnh là 0,0744, thể hiện khả năng vô song về công nghệ quốc phòng và lực lượng vũ trang. Ảnh: X.Mỹ hiện đang duy trì 2.127.500 nhân viên quân sự và có khoản chi tiêu quốc phòng nhiều nhất. Không có gì đáng kinh ngạc khi Mỹ là quốc gia có chỉ số sức mạnh thấp nhất. Những chính sách về phòng thủ và phát triển công nghệ tiên tiến khiến Quân đội Mỹ tiếp tục duy trì được ngôi vị của mình. Ảnh: X.Đứng thứ hai là Nga, với khoảng 3.570.000 nhân sự, trong đó có gần 900.000 quân nhân thường trực, đã đóng vai trò then chốt trong việc định hình quan hệ quốc tế. Sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến, lực lượng quân sự thiện chiến và được đào tạo bài bản, giúp Nga duy trì được ảnh hưởng trên toàn cầu và tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng. Ảnh: Time.Đứng thứ 3 là Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với chỉ số sức mạnh quân sự là 0,0788. Nước này đã và đang tiếp tục hiện đại hoá lực lượng hải quân, không quân và tác chiến trên bộ, chủ yếu thông qua các nguồn lực trong nước.Năng lực quân sự của Trung Quốc hiện là nhân tố chính trong các vấn đề khu vực và toàn cầu, khiến nước này trở thành quốc gia quân sự hùng mạnh thứ 3 trên thế giới.Đứng thứ 4 trong danh sách là Ấn Độ với chỉ số sức mạnh là 0,1184, quốc gia này là một lực lượng quan trọng trong khu vực và toàn cầu. Ấn Độ hiện đang duy trì khoảng 5.137.550 quân nhân, trong năm 2024 quốc gia này đã có những tăng trưởng vượt trội về cơ sở hạ tầng quốc phòng.Hàn Quốc đứng thứ 5 với 0,1656 điểm. Quốc gia này luôn duy trì năng lực quân sự mạnh mẽ và kho vũ khí quy mô lớn do căng thẳng lâu dài với Triều Tiên. Sức mạnh quân sự của Hàn Quốc nằm ở phi đội máy bay, xe chiến đấu bọc thép và trực thăng hiện đại.Với hơn 133.000 phương tiện chiến đấu và 739 máy bay trực thăng, sức mạnh quân sự của Hàn Quốc là không hề nhỏ. Ngoài ra quốc gia này còn có nền công nghiệp quốc phòng rất phát triển có thể chế tạo được các loại pháo tự hành, xe tăng, xe chiến đấu hiện đại bậc nhất thế giới.Vương quốc Anh đứng thứ 6 trong danh sách với chỉ số sức mạnh là 0,1785, nhờ các khoản đầu tư quốc phòng lớn trong năm 2024 và những ảnh hưởng chiến lược của quốc gia này trên toàn cầu.Pháp, một trong những quốc gia có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến xếp thứ 7 trong danh sách với chỉ số sức mạnh là 0,1878. Pháp có quân đội thường trực khoảng 200.000 người, trong đó lực lượng hải quân nước này được đánh giá có quy mô hàng đầu châu Âu với 126 tàu chiến các loại.Nhật Bản, một trong những quốc gia có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến xếp thứ 8 trong danh sách với chỉ số sức mạnh là 0,1839. Nước này có một kho vũ khí quy mô với hơn 1.400 máy bay quân sự và một hạm đội hải quân hùng hậu với 4 tàu sân bay trực thăng.Đứng thứ 9 là Thổ Nhĩ Kỳ, với vị trí địa lý đặc biệt được ví là cửa ngõ giữa châu Âu và châu Á khiến nước này trở thành một trong những quốc gia có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ là quân đội lớn thứ hai trong liên minh NATO, với 355.000 quân nhân tại ngũ, trong năm qua quốc gia này cũng rất tích cực mua sắm vũ khí mới và tăng cường sản xuất trong nước.Đứng thứ 10 là Italy với chỉ số sức mạnh là 0,1973, quốc gia này sở hữu phi đội gồm 404 máy bay trực thăng. Nước này duy trì một lực lượng quân sự được trang bị tốt và công nghệ tiên tiến, bao gồm một phi đội máy bay tiếp dầu trên không và hạm đội tàu chiến mạnh trong khu vực.
Trong bối cảnh tình trạng bất ổn, xung đột và căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng, hầu hết các quốc gia đang chạy đua để xây dựng một quân đội hùng mạnh, vì điều đó phản ánh vị thế kinh tế và chiến lược của họ trong khu vực và thế giới, cho phép họ thể hiện vai trò quan trọng trong bối cảnh chính trị toàn cầu, quốc phòng và quan hệ quốc tế. Ảnh: X.
Bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu gần đây đã thống kê các quân đội hùng mạnh nhất thế giới, đánh giá sức mạnh quân sự của 145 quốc gia dựa trên hơn 60 tiêu chí khác nhau, chỉ số càng thấp quân đội càng hùng mạnh. Ảnh: Army Technology.
Mỹ giữ vị trí số 1 trên toàn cầu. Theo Global Firepower, nước này có chỉ số sức mạnh là 0,0744, thể hiện khả năng vô song về công nghệ quốc phòng và lực lượng vũ trang. Ảnh: X.
Mỹ hiện đang duy trì 2.127.500 nhân viên quân sự và có khoản chi tiêu quốc phòng nhiều nhất. Không có gì đáng kinh ngạc khi Mỹ là quốc gia có chỉ số sức mạnh thấp nhất. Những chính sách về phòng thủ và phát triển công nghệ tiên tiến khiến Quân đội Mỹ tiếp tục duy trì được ngôi vị của mình. Ảnh: X.
Đứng thứ hai là Nga, với khoảng 3.570.000 nhân sự, trong đó có gần 900.000 quân nhân thường trực, đã đóng vai trò then chốt trong việc định hình quan hệ quốc tế. Sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến, lực lượng quân sự thiện chiến và được đào tạo bài bản, giúp Nga duy trì được ảnh hưởng trên toàn cầu và tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng. Ảnh: Time.
Đứng thứ 3 là Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với chỉ số sức mạnh quân sự là 0,0788. Nước này đã và đang tiếp tục hiện đại hoá lực lượng hải quân, không quân và tác chiến trên bộ, chủ yếu thông qua các nguồn lực trong nước.
Năng lực quân sự của Trung Quốc hiện là nhân tố chính trong các vấn đề khu vực và toàn cầu, khiến nước này trở thành quốc gia quân sự hùng mạnh thứ 3 trên thế giới.
Đứng thứ 4 trong danh sách là Ấn Độ với chỉ số sức mạnh là 0,1184, quốc gia này là một lực lượng quan trọng trong khu vực và toàn cầu. Ấn Độ hiện đang duy trì khoảng 5.137.550 quân nhân, trong năm 2024 quốc gia này đã có những tăng trưởng vượt trội về cơ sở hạ tầng quốc phòng.
Hàn Quốc đứng thứ 5 với 0,1656 điểm. Quốc gia này luôn duy trì năng lực quân sự mạnh mẽ và kho vũ khí quy mô lớn do căng thẳng lâu dài với Triều Tiên. Sức mạnh quân sự của Hàn Quốc nằm ở phi đội máy bay, xe chiến đấu bọc thép và trực thăng hiện đại.
Với hơn 133.000 phương tiện chiến đấu và 739 máy bay trực thăng, sức mạnh quân sự của Hàn Quốc là không hề nhỏ. Ngoài ra quốc gia này còn có nền công nghiệp quốc phòng rất phát triển có thể chế tạo được các loại pháo tự hành, xe tăng, xe chiến đấu hiện đại bậc nhất thế giới.
Vương quốc Anh đứng thứ 6 trong danh sách với chỉ số sức mạnh là 0,1785, nhờ các khoản đầu tư quốc phòng lớn trong năm 2024 và những ảnh hưởng chiến lược của quốc gia này trên toàn cầu.
Pháp, một trong những quốc gia có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến xếp thứ 7 trong danh sách với chỉ số sức mạnh là 0,1878. Pháp có quân đội thường trực khoảng 200.000 người, trong đó lực lượng hải quân nước này được đánh giá có quy mô hàng đầu châu Âu với 126 tàu chiến các loại.
Nhật Bản, một trong những quốc gia có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến xếp thứ 8 trong danh sách với chỉ số sức mạnh là 0,1839. Nước này có một kho vũ khí quy mô với hơn 1.400 máy bay quân sự và một hạm đội hải quân hùng hậu với 4 tàu sân bay trực thăng.
Đứng thứ 9 là Thổ Nhĩ Kỳ, với vị trí địa lý đặc biệt được ví là cửa ngõ giữa châu Âu và châu Á khiến nước này trở thành một trong những quốc gia có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ là quân đội lớn thứ hai trong liên minh NATO, với 355.000 quân nhân tại ngũ, trong năm qua quốc gia này cũng rất tích cực mua sắm vũ khí mới và tăng cường sản xuất trong nước.
Đứng thứ 10 là Italy với chỉ số sức mạnh là 0,1973, quốc gia này sở hữu phi đội gồm 404 máy bay trực thăng. Nước này duy trì một lực lượng quân sự được trang bị tốt và công nghệ tiên tiến, bao gồm một phi đội máy bay tiếp dầu trên không và hạm đội tàu chiến mạnh trong khu vực.