Tên lửa hành trình không đối đất siêu âm Kh-32 do Nga chế tạo là một trong những vũ khí tấn công đáng gờm nhất trên thế giới, hiện tại nó chưa có đối thủ tương đương ở nước ngoài.Được tạo ra nhằm đảm nhiệm vai trò vũ khí chính cho máy bay ném bom chiến lược siêu âm mang tên lửa hành trình Tu-22M3M hiện đại hóa, Kh-32 mang lại năng lực tấn công cả mục tiêu mặt đất lẫn mặt biển.Theo các chuyên gia quân sự trong và ngoài nước Nga, việc đánh chặn tên lửa Kh-32 gần như là bất khả thi khi vận tốc quả đạn quá lớn và còn thực hiện được các thao tác vận động phức tạp.Ngoài ra trần bay của tên lửa Kh-32 đạt tới 40 km, khiến nó trở nên bất khả xâm phạm trước các hệ thống phòng không. Rõ ràng loại vũ khí độc đáo này đã gây ra nỗi sợ hãi cho các đối thủ của Nga.So với phiên bản Kh-22, hệ thống dẫn đường của tên lửa Kh-32 đã được thiết kế lại, giúp nó ít chịu ảnh hưởng từ hoạt động của các hệ thống tác chiến điện tử, cho dù là loại tiên tiến nhất.Không chỉ có vậy, nhờ được trang bị nhiều khí tài tiên tiến dẫn tới vòng tròn sai số khi tấn công mục tiêu đã được cải thiện đáng kể, sánh ngang với tên lửa hành trình cận âm.Phòng không Ukraine đã thông báo về một số trường hợp tên lửa Kh-32 được sử dụng trên chiến trường, nó dễ dàng qua mặt các tổ hợp đánh chặn tối tân nhất của NATO, cho thấy đây thực sự là vũ khí đáng gờm.Được biết tên lửa hành trình không đối đất Kh-32 là bản nâng cấp từ nguyên mẫu Kh-22 ra đời dưới thời Liên Xô, vũ khí này có nhiệm vụ chính là chống tàu mặt nước nhưng hoàn toàn có thể sử dụng để tấn công mục tiêu mặt đất.So với sản phẩm thế hệ trước là Kh-22 thì tên lửa Kh-32 chỉ giữ lại những chỉ số về trọng lượng và kích thước của phiên bản cơ sở, trong khi phần "lõi" lại hoàn toàn khác biệt.Động cơ của tên lửa Kh-32 có hiệu suất tốt, giúp tiết kiệm nhiên liệu và cung cấp công suất lớn hơn, cho phép nâng tầm bắn lên tới 1.000 km so với con số 600 km của Kh-22.Tốc độ hành trình của Kh-32 đạt tới 4.000 km/h, vận tốc nước rút khi tiếp cận mục tiêu lên tới 5.400 km/h. Sau khi rời máy bay, tên lửa sẽ leo lên tới trần bay 40 km, từ độ cao đó nó sẽ bổ thẳng xuống mục tiêu với một góc tấn lớn.Nhờ việc ứng dụng những công nghệ tác chiến điện tử mới, Kh-32 khó bị hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương bắn hạ. Xác suất trúng đích của tên lửa Kh-32 nằm trong khoảng 80 - 82%.Kh-32 không phải tên lửa chống hạm thuần túy, nó là tên lửa hành trình đa năng không đối đất. Phần cải tiến hệ thống điều khiển không liên quan tới việc sử dụng nó cho môi trường tác chiến trên biển.Trong quả tên lửa này xuất hiện thêm hệ thống điều chỉnh đường bay "theo bản đồ", thiết bị đo độ cao sẽ theo dõi địa hình và so sánh với bản đồ số của khu vực mà quả tên lửa sẽ bay qua.Do không phụ thuộc vào hệ thống định vị vệ tinh GPS hay GLONASS mà thông qua đầu dò radar chủ động, cho nên khả năng gây nhiễu đối với tên lửa Kh-32 là rất khó.Giới chức quân sự Nga tự tin khẳng định rằng tên lửa siêu âm Kh-32 khi kết hợp cùng máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3M đủ khả năng đánh bại cả những mục tiêu được bảo vệ vững chắc nhất.
Tên lửa hành trình không đối đất siêu âm Kh-32 do Nga chế tạo là một trong những vũ khí tấn công đáng gờm nhất trên thế giới, hiện tại nó chưa có đối thủ tương đương ở nước ngoài.
Được tạo ra nhằm đảm nhiệm vai trò vũ khí chính cho máy bay ném bom chiến lược siêu âm mang tên lửa hành trình Tu-22M3M hiện đại hóa, Kh-32 mang lại năng lực tấn công cả mục tiêu mặt đất lẫn mặt biển.
Theo các chuyên gia quân sự trong và ngoài nước Nga, việc đánh chặn tên lửa Kh-32 gần như là bất khả thi khi vận tốc quả đạn quá lớn và còn thực hiện được các thao tác vận động phức tạp.
Ngoài ra trần bay của tên lửa Kh-32 đạt tới 40 km, khiến nó trở nên bất khả xâm phạm trước các hệ thống phòng không. Rõ ràng loại vũ khí độc đáo này đã gây ra nỗi sợ hãi cho các đối thủ của Nga.
So với phiên bản Kh-22, hệ thống dẫn đường của tên lửa Kh-32 đã được thiết kế lại, giúp nó ít chịu ảnh hưởng từ hoạt động của các hệ thống tác chiến điện tử, cho dù là loại tiên tiến nhất.
Không chỉ có vậy, nhờ được trang bị nhiều khí tài tiên tiến dẫn tới vòng tròn sai số khi tấn công mục tiêu đã được cải thiện đáng kể, sánh ngang với tên lửa hành trình cận âm.
Phòng không Ukraine đã thông báo về một số trường hợp tên lửa Kh-32 được sử dụng trên chiến trường, nó dễ dàng qua mặt các tổ hợp đánh chặn tối tân nhất của NATO, cho thấy đây thực sự là vũ khí đáng gờm.
Được biết tên lửa hành trình không đối đất Kh-32 là bản nâng cấp từ nguyên mẫu Kh-22 ra đời dưới thời Liên Xô, vũ khí này có nhiệm vụ chính là chống tàu mặt nước nhưng hoàn toàn có thể sử dụng để tấn công mục tiêu mặt đất.
So với sản phẩm thế hệ trước là Kh-22 thì tên lửa Kh-32 chỉ giữ lại những chỉ số về trọng lượng và kích thước của phiên bản cơ sở, trong khi phần "lõi" lại hoàn toàn khác biệt.
Động cơ của tên lửa Kh-32 có hiệu suất tốt, giúp tiết kiệm nhiên liệu và cung cấp công suất lớn hơn, cho phép nâng tầm bắn lên tới 1.000 km so với con số 600 km của Kh-22.
Tốc độ hành trình của Kh-32 đạt tới 4.000 km/h, vận tốc nước rút khi tiếp cận mục tiêu lên tới 5.400 km/h. Sau khi rời máy bay, tên lửa sẽ leo lên tới trần bay 40 km, từ độ cao đó nó sẽ bổ thẳng xuống mục tiêu với một góc tấn lớn.
Nhờ việc ứng dụng những công nghệ tác chiến điện tử mới, Kh-32 khó bị hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương bắn hạ. Xác suất trúng đích của tên lửa Kh-32 nằm trong khoảng 80 - 82%.
Kh-32 không phải tên lửa chống hạm thuần túy, nó là tên lửa hành trình đa năng không đối đất. Phần cải tiến hệ thống điều khiển không liên quan tới việc sử dụng nó cho môi trường tác chiến trên biển.
Trong quả tên lửa này xuất hiện thêm hệ thống điều chỉnh đường bay "theo bản đồ", thiết bị đo độ cao sẽ theo dõi địa hình và so sánh với bản đồ số của khu vực mà quả tên lửa sẽ bay qua.
Do không phụ thuộc vào hệ thống định vị vệ tinh GPS hay GLONASS mà thông qua đầu dò radar chủ động, cho nên khả năng gây nhiễu đối với tên lửa Kh-32 là rất khó.
Giới chức quân sự Nga tự tin khẳng định rằng tên lửa siêu âm Kh-32 khi kết hợp cùng máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3M đủ khả năng đánh bại cả những mục tiêu được bảo vệ vững chắc nhất.