Trở về từ Syria sau khi kết thúc nhiệm vụ yểm trợ đường không tần suất cao, tàu sân bay Kuznetsov đã quay trở lại Nga theo đúng hải trình mà nó đã ra đi, nhưng lần này nó đã không còn xả khói mịt mù như khi qua eo biển Anh cách đây vài tháng nữa. Nguồn ảnh: Sina.Thực chất, việc tàu sân bay Nga xả khói mịt mù không hẳn là do lỗi kỹ thuật mà là do thiết kế của tàu, thay vì sử dụng động cơ điện hạt nhân như trên các tàu sân bay hiện đại khác của Mỹ thì chiếc tàu sân bay "độc nhất của Nga" lại sử dụng động cơ hơi nước khá "cổ điển". Nguồn ảnh: Sina.Chính vì việc sử dụng động cơ hơi nước nên chiếc tàu này có khả năng "xả thải" đáng kinh ngạc khiến giới truyền thông phương tây có cớ để "nghi ngờ" về tính năng hoạt động của chiếc tàu sân bay Nga này khi nó sử dụng loại động cơ hơi nước từ thời của tàu... Titanic. Nguồn ảnh: Sina.Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov có động cơ bao gồm 8 lò hơi nước kèm theo 6 động cơ diesel (cung cấp điện cho tàu), 4 bánh lái cố định và 4 trục chân vịt cung cấp sức đẩy 200.000 sức ngựa cho phép tàu di chuyển với tốc độ tối đa đạt 32 hải lý tương đương với 60 km/h. Công bằng mà nói, dù áp dụng công nghệ cũ nhưng hiệu suất của hệ thống động cơ trên chiếc Kuznetsov này hoàn toàn có thể sánh ngang với các tàu sân bay sử dụng động cơ hạt nhân hiện đại của Mỹ hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.Tháp tùng tàu sân bay Kuznetsov về nước lần này là chiếc Tuần Dương Hạm Pyotr Velikiy. Đây là tuần dương hạm thứ tư thuộc lớp Kirov của Hải quân Nga. Được đóng từ năm 1986 và đến tận năm 1998 mới được đưa vào sử dụng, chiếc tuần dương hạm số hiệu 099 này có độ giãn nước tối đa 28 nghìn tấn, thủy thủ đoàn biên chế 727 người. Nguồn ảnh: Sina.Thực chất phía Liên Xô và sau này là Nga coi chiếc 099 này là một tàu hộ vệ tên lửa hạng nặng nhưng với thông số kỹ thuật của nó, phía NATO đã xếp chiếc 099 vào hàng tuần dương hạm, đây cũng là chiếc tàu chiến lớn nhất trên thế giới hiện nay. Hiện chiếc 099 được nằm trong hạm đội Biển Bắc của Nga. Nguồn ảnh: Sina.Tuần Dương Hạm Pyotr Velikiy hộ tống Đô đốc Kuznetsov qua vùng biển Anh. Nguồn ảnh: Sina.Phía Hải quân Hoàng gia Anh cũng đưa một chiếc tàu chiến Type 23 có tên HMS St Albans số hiệu F83 ra "hộ tống" Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Sina.Toàn cảnh eo biển Anh với Tàu sân bay Kuznetsov (xa nhất), Tuần Dương Hạm Pyotr Velikiy (giữa) và chiếc HMS St Albans của Hải quân Anh (gần nhất). Ngoài ra còn có các máy bay Typhoon của Không quân Anh tham gia quá trình hộ tống trên không. Nguồn ảnh: Sina.Cận cảnh máy bay chiến đấu Typhoon của Không quân Hoàng gia Anh tham gia quá trình hộ tống Tàu sân bay Kuznetsov đi qua vùng biển nước này. Nguồn ảnh: Sina.
Trở về từ Syria sau khi kết thúc nhiệm vụ yểm trợ đường không tần suất cao, tàu sân bay Kuznetsov đã quay trở lại Nga theo đúng hải trình mà nó đã ra đi, nhưng lần này nó đã không còn xả khói mịt mù như khi qua eo biển Anh cách đây vài tháng nữa. Nguồn ảnh: Sina.
Thực chất, việc tàu sân bay Nga xả khói mịt mù không hẳn là do lỗi kỹ thuật mà là do thiết kế của tàu, thay vì sử dụng động cơ điện hạt nhân như trên các tàu sân bay hiện đại khác của Mỹ thì chiếc tàu sân bay "độc nhất của Nga" lại sử dụng động cơ hơi nước khá "cổ điển". Nguồn ảnh: Sina.
Chính vì việc sử dụng động cơ hơi nước nên chiếc tàu này có khả năng "xả thải" đáng kinh ngạc khiến giới truyền thông phương tây có cớ để "nghi ngờ" về tính năng hoạt động của chiếc tàu sân bay Nga này khi nó sử dụng loại động cơ hơi nước từ thời của tàu... Titanic. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov có động cơ bao gồm 8 lò hơi nước kèm theo 6 động cơ diesel (cung cấp điện cho tàu), 4 bánh lái cố định và 4 trục chân vịt cung cấp sức đẩy 200.000 sức ngựa cho phép tàu di chuyển với tốc độ tối đa đạt 32 hải lý tương đương với 60 km/h. Công bằng mà nói, dù áp dụng công nghệ cũ nhưng hiệu suất của hệ thống động cơ trên chiếc Kuznetsov này hoàn toàn có thể sánh ngang với các tàu sân bay sử dụng động cơ hạt nhân hiện đại của Mỹ hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.
Tháp tùng tàu sân bay Kuznetsov về nước lần này là chiếc Tuần Dương Hạm Pyotr Velikiy. Đây là tuần dương hạm thứ tư thuộc lớp Kirov của Hải quân Nga. Được đóng từ năm 1986 và đến tận năm 1998 mới được đưa vào sử dụng, chiếc tuần dương hạm số hiệu 099 này có độ giãn nước tối đa 28 nghìn tấn, thủy thủ đoàn biên chế 727 người. Nguồn ảnh: Sina.
Thực chất phía Liên Xô và sau này là Nga coi chiếc 099 này là một tàu hộ vệ tên lửa hạng nặng nhưng với thông số kỹ thuật của nó, phía NATO đã xếp chiếc 099 vào hàng tuần dương hạm, đây cũng là chiếc tàu chiến lớn nhất trên thế giới hiện nay. Hiện chiếc 099 được nằm trong hạm đội Biển Bắc của Nga. Nguồn ảnh: Sina.
Tuần Dương Hạm Pyotr Velikiy hộ tống Đô đốc Kuznetsov qua vùng biển Anh. Nguồn ảnh: Sina.
Phía Hải quân Hoàng gia Anh cũng đưa một chiếc tàu chiến Type 23 có tên HMS St Albans số hiệu F83 ra "hộ tống" Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Sina.
Toàn cảnh eo biển Anh với Tàu sân bay Kuznetsov (xa nhất), Tuần Dương Hạm Pyotr Velikiy (giữa) và chiếc HMS St Albans của Hải quân Anh (gần nhất). Ngoài ra còn có các máy bay Typhoon của Không quân Anh tham gia quá trình hộ tống trên không. Nguồn ảnh: Sina.
Cận cảnh máy bay chiến đấu Typhoon của Không quân Hoàng gia Anh tham gia quá trình hộ tống Tàu sân bay Kuznetsov đi qua vùng biển nước này. Nguồn ảnh: Sina.