Mỹ xác định năng lực tác chiến cho khinh hạm tên lửa tương lai

Google News

(Kiến Thức) - Vừa qua, Hải quân Mỹ đã gửi thư mời đấu thầu tới các tập đoàn quốc phòng hàng đầu nước này nhằm tìm kiếm thiết kế cho một hình mẫu tàu khinh hạm mang tên lửa dẫn đường tương lai FFG(X).

Theo tiết lộ của người phát ngôn Bộ Hải quân Mỹ, 5 công ty trên gồm: Tập đoàn Lockheed Martin, Aosta, Huntington Ingalls Industries, Marinette Marine và hãng đóng tàu Bath Iron Works. Theo đó, các công ty này sẽ phải xây dựng phương án xây dựng một loại tàu khinh hạm mang tên lửa thế hệ mới có năng lực tác chiến vượt trội và trang bị những thiết bị điện tử hiện đại nhất.
My xac dinh nang luc tac chien cho khinh ham ten lua tuong lai
Các phương án thiết kế tàu FFG(X) của Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy 
Theo như trong thư mời thầu, Hải quân Mỹ có kế hoạch mua 20 chiếc FFG(X), đồng thời hy vọng có thể bước vào giai đoạn thiết kế trong năm nay, lựa chọn phương án, bắt đầu tiến hành chế tạo vào năm 2020, trong hai năm tài khóa 2020 và 2021 mỗi năm chế tạo 1 chiếc, 9 năm tài khóa tiếp theo, mỗi năm đưa vào sử dụng 2 chiếc. Chi phí bình quân để chế tạo 1 chiếc FFG(X) là khoảng 950 triệu USD, nhiều gấp rưỡi chi phí chế tạo tàu tác chiến ven biển lớp “Freedom”.
Với chi phí đắt đỏ như trên, Hải quân Mỹ yêu cầu các tàu khinh hạm thuộc chương trình FFG(X) phải có các đặc điểm tác chiến chủ yếu sau:
Một là, thiết kế tầng đỉnh (tháp tàu) rất đơn giản, các loại thiết bị điện tử, anten radar cơ bản được tích hợp lại, có chút hơi hướng gần giống với tháp tàu nhất nhất thể hóa trang bị cho tàu khu trục lớp “Zumwalt”, đương nhiên về tổng thể vẫn có sự khác biệt, nhưng vẫn có thể nâng cao năng lực tàng hình của tàu trong một mức độ nhất định.
My xac dinh nang luc tac chien cho khinh ham ten lua tuong lai-Hinh-2
Một phương án thiết kế tàu FFG (X) của Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy 
Hai là, trang bị radar mạng pha kiểu mới. Theo xác thực đã sử dụng radar mạng pha quét điện tử chủ động, so sánh với radar mạng pha trang bị trên tàu đang sử dụng, loại radar mới có năng lực thăm dò xa hơn, mức độ tiết kiệm năng lượng tốt hơn, chỉ dùng 3 bộ đã có thể bảo đảm thăm dò hiệu quả toàn bộ phạm vi không phận được giao.
Ba là, trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng VLS, điều này dường như là sự lựa chọn bắt buộc. Hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng của tàu (SSMM), dùng để tiến công mục tiêu mặt nước cỡ nhỏ. Phía sau SSMM là hệ thống phóng thẳng đứng MK41 truyền thống, mặc dù chỉ có 16 đơn nguyên phóng, nhưng có thể cung cấp năng lực phòng không nhất định.
Bốn là, trang bị hệ thống vũ khí năng lượng định hướng. Hệ thống vũ khí la-de mang theo trên tàu của Hải quân Mỹ vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, đồng thời đã thu được kết quả khả quan, trang bị cho FFG(X) là vô cùng hợp lý.
My xac dinh nang luc tac chien cho khinh ham ten lua tuong lai-Hinh-3
 Một phương án thiết kế tàu FFG (X) dựa trên lớp tàu chiến ven bờ LCS hiện tại của Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy
Năm là, tăng thêm thiết bị tác chiến điện tử. Những thiết bị điện tử này một mặt dùng để chế áp và gây nhiễu điện tử đối phương, thu thập thông tin tình báo chiến trường; mặt khác có thể làm điểm liên kết thông tin của phía ta, cùng chia sẻ thông tin chiến trường. Hay nói cách khác, là sự thể hiện năng lực thông tin hóa cao của FFG (X).
Với các đặc điểm chủ yếu trên, có thể thấy, trong tương lai Hải quân Mỹ vẫn sẽ là lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới với nhiều loại tàu chiến và năng lực tác chiến rất mạnh.

Mời độc giả xem video: Năng lực tác chiến của các tàu chiến đấu ven bờ LCS của Hải quân Mỹ. (nguồn USA Military Channel)

Lam Ngọc

>> xem thêm

Bình luận(0)