Sự kiện NATO ném bom Nam Tư bắt đầu đúng 20 năm trước - vào ngày 24/3/1999. Sự kiện diễn ra trong Chiến tranh Kosovo - một trong những nguyên nhân chính khiến cho Liên bang Nam Tư tan rã. Nguồn ảnh: Pinterest.Cuộc không kích kéo dài tổng cộng 78 ngày với tên mã được Mỹ đặt là Chiến dịch Noble Anvil. Sự kiện này được coi là một sự hiểu lầm hoặc "cố tình hiểu lẩm" khi NATO vịn vào những cái cớ rất mù mờ trước khi tiến hành công kích. Nguồn ảnh: Pinterest.Các phi vụ ném bom vào Nam Tư diễn ra chủ yếu ở thủ đô của Nam Tư cũ có tên Beograd. Các phi vụ ném bom liên tục ngày đêm chỉ dừng lại sau khi Nam Tư tuyên bố rút quân khỏi Kosovo, nhường chỗ cho lực lượng Gìn giữ Hoà bình. Nguồn ảnh: Pinterest.Nguyên nhân của vụ việc bắt nguồn từ việc Serbia bãi bỏ hiến pháp của Nam Tư từ năm 1990. Việc bãi bỏ hiến pháp này khiến quyền tự chủ của Kosovo bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có nguy cơ bị đàn áp. Nguồn ảnh: Pinterest.Cũng từ thời gian này, các đài phát thanh và báo chí tiếng Albania bị hạn chế hoạt động, người Albania ở Kosovo bị sa thải một cách vô lý. Thậm chí trong các trường học, giáo viên người Albania không được đứng lớp và học sinh người Albania phải học ở nhà. Nguồn ảnh: Tube.Tất nhiên, người Albania sau đó đã nổi dậy chống lại chính quyền hiện tại và thành lập lực lượng quân giải phóng Kosovo vào năm 1996. Xung đột giữa các bên bắt đầu nổ ra vào năm 1998 và dần leo thang. Nguồn ảnh: Pinterest.NATO đã ngay lập tức đứng ra làm trung gian đàm phán, tuy nhiên thoả thuận ngừng bắn đã bị các bên liên quan xé bỏ ngay sau đó chỉ hai tháng với các cáo buộc liên tục được đưa ra. Nguồn ảnh: Pinterest.NATO quyết định sẽ phải sử dụng lực lượng Gìn giữ Hoà bình ở Kosovo để hạn chế đổ máu và thực hiện các biện pháp viện trợ nhân đạo cho người dân sở tại. Tuy nhiên Nam Tư thẳng thừng từ chối và khẳng định rằng Kosovo là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Liên bang này. Nguồn ảnh: Archive.Kết quả là NATO buộc phải sử dụng bạo lực để buộc Nam Tư rút quân khỏi Kosovo. Cuộc ném bom được thực hiện bởi liên quân bao gồm chủ yếu là Anh và Mỹ. Ngoài ra còn có sự tham gia của một loạt quốc gia khác bao gồm Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn ảnh: Archive.Sau khi cuộc ném bom kết thúc, lãnh thổ Kosovo chính thức tách rời khỏi Liên bang Nam Tư theo nghị quyết 1244 của Liên Hợp Quốc. Khu vực này sau đó tạm thời được quản lý bởi lực lượng gìn giữ hoà bình, mọi lực lượng cảnh sát, quân đội và bán vũ trang của các bên liên quan phải rời khu vực hoặc giải tán. Nguồn ảnh: Archive.Các nước Cộng hoà thuộc Liên Bang Nam Tư sau đó dần tách ra thành quốc gia độc lập. Tới năm 2006, Montenegro và Serbia là hai nước cuối cùng trong Liên Bang Nam Tư tuyên bố độc lập, Liên Bang Nam Tư chính thức bị xoá bỏ. Nguồn ảnh: Archive. Mời độc giả xem Video: Xung đột vũ trang ở Nam Tư trước khi các nước thành viên của Liên bang này tuyên bố độc lập.
Sự kiện NATO ném bom Nam Tư bắt đầu đúng 20 năm trước - vào ngày 24/3/1999. Sự kiện diễn ra trong Chiến tranh Kosovo - một trong những nguyên nhân chính khiến cho Liên bang Nam Tư tan rã. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cuộc không kích kéo dài tổng cộng 78 ngày với tên mã được Mỹ đặt là Chiến dịch Noble Anvil. Sự kiện này được coi là một sự hiểu lầm hoặc "cố tình hiểu lẩm" khi NATO vịn vào những cái cớ rất mù mờ trước khi tiến hành công kích. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các phi vụ ném bom vào Nam Tư diễn ra chủ yếu ở thủ đô của Nam Tư cũ có tên Beograd. Các phi vụ ném bom liên tục ngày đêm chỉ dừng lại sau khi Nam Tư tuyên bố rút quân khỏi Kosovo, nhường chỗ cho lực lượng Gìn giữ Hoà bình. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nguyên nhân của vụ việc bắt nguồn từ việc Serbia bãi bỏ hiến pháp của Nam Tư từ năm 1990. Việc bãi bỏ hiến pháp này khiến quyền tự chủ của Kosovo bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có nguy cơ bị đàn áp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cũng từ thời gian này, các đài phát thanh và báo chí tiếng Albania bị hạn chế hoạt động, người Albania ở Kosovo bị sa thải một cách vô lý. Thậm chí trong các trường học, giáo viên người Albania không được đứng lớp và học sinh người Albania phải học ở nhà. Nguồn ảnh: Tube.
Tất nhiên, người Albania sau đó đã nổi dậy chống lại chính quyền hiện tại và thành lập lực lượng quân giải phóng Kosovo vào năm 1996. Xung đột giữa các bên bắt đầu nổ ra vào năm 1998 và dần leo thang. Nguồn ảnh: Pinterest.
NATO đã ngay lập tức đứng ra làm trung gian đàm phán, tuy nhiên thoả thuận ngừng bắn đã bị các bên liên quan xé bỏ ngay sau đó chỉ hai tháng với các cáo buộc liên tục được đưa ra. Nguồn ảnh: Pinterest.
NATO quyết định sẽ phải sử dụng lực lượng Gìn giữ Hoà bình ở Kosovo để hạn chế đổ máu và thực hiện các biện pháp viện trợ nhân đạo cho người dân sở tại. Tuy nhiên Nam Tư thẳng thừng từ chối và khẳng định rằng Kosovo là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Liên bang này. Nguồn ảnh: Archive.
Kết quả là NATO buộc phải sử dụng bạo lực để buộc Nam Tư rút quân khỏi Kosovo. Cuộc ném bom được thực hiện bởi liên quân bao gồm chủ yếu là Anh và Mỹ. Ngoài ra còn có sự tham gia của một loạt quốc gia khác bao gồm Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn ảnh: Archive.
Sau khi cuộc ném bom kết thúc, lãnh thổ Kosovo chính thức tách rời khỏi Liên bang Nam Tư theo nghị quyết 1244 của Liên Hợp Quốc. Khu vực này sau đó tạm thời được quản lý bởi lực lượng gìn giữ hoà bình, mọi lực lượng cảnh sát, quân đội và bán vũ trang của các bên liên quan phải rời khu vực hoặc giải tán. Nguồn ảnh: Archive.
Các nước Cộng hoà thuộc Liên Bang Nam Tư sau đó dần tách ra thành quốc gia độc lập. Tới năm 2006, Montenegro và Serbia là hai nước cuối cùng trong Liên Bang Nam Tư tuyên bố độc lập, Liên Bang Nam Tư chính thức bị xoá bỏ. Nguồn ảnh: Archive.
Mời độc giả xem Video: Xung đột vũ trang ở Nam Tư trước khi các nước thành viên của Liên bang này tuyên bố độc lập.