Nhận thấy những ảnh hưởng cực kỳ to lớn của cuộc chiến tại Afghanistan tới nền kinh tế có phần đang dần kiệt quệ của Moscow, Quân đội Liên Xô đã quyết định rút quân khỏi chiến trường này.Đây là kết cục cuối cùng của người Liên Xô tại chiến trường Afghanistan sau hàng chục năm cố bình định quốc gia này nhưng không thành công.Giai đoạn cuối của cuộc rút lui này kéo dài tới gần một năm, trong thời gian này, toàn bộ quân nhân Hồng quân tại Afghanistan đã được đưa về nước bằng đường bộ và đường không.Bản thân chí phí cho cuộc lui quân này cũng là một gánh nặng rất lớn cho Liên Xô ở thời điểm bấy giờ, nhiều trang thiết bị quân sự đã phải bỏ lại, đơn giản là việc sửa lại hoặc di rời chúng ra khỏi Afghanistan là quá tốn kém.Trong khi đó ở Liên Xô, các loại trang thiết bị hiện đại này là không hề thiếu, thậm chí chi phí để Moscow sản xuất mới các trang bị này còn... rẻ hơn chi phí đưa chúng về từ Afghanistan bằng đường bộ hoặc bằng máy bay vận tải.Cuộc chiến tranh Liên Xô - Afghanistan kéo dài từ tháng 12/1979 cho tới tháng 2/1989 thì chính thức kết thúc sau cuộc "đại rút lui" của Liên Xô.Truyền thông quốc tế nhận định, về cơ bản Liên Xô đã thua rất đau trong cuộc chiến này, mất tới 9 năm mà không bình định được Afghanistan, phiến quân Mujahideen vẫn tồn tại và quốc gia Trung Đông này vẫn chìm trong nội chiến sau khi Moscow dừng dính líu.Tuy không đạt được bất cứ thành tựu nào đáng để tự hào ở Afghanistan, người Liên Xô vẫn phải trả một cái giá khá đắt khi cơ tới hơn 14.000 lính hy sinh tại chiến trường này.Ngoài ra còn có tới hơn 53.000 thương binh - một gánh nặng đè lên xã hội Xô viết trong thời điểm chuyển giao quyền lực đầy khó khăn và thách thức sau khi Liên Xô tan rã.Ở chiều hướng ngược lại, phiến quân Mujahideen cũng thiệt hại tới 90.000 quân, trong đó có khoảng 56.000 chết trong giao tranh, khoảng 17.000 bị thương.Pakistan cũng bị kéo vào cuộc chiến này và cũng có tới hơn 11.000 thương vong. Thậm chí, Pakistan còn mất một tiêm kích F-16 ở Afghanistan do... quân ta bắn nhầm quân mình.Theo thống kê của những tổ chức độc lập, có khoảng từ nửa triệu cho tới 2 triệu người dân thường Afghanistan thiệt mạng trong cuộc chiến kéo dài hơn 9 năm này.Ngoài ra, còn có hơn 5 triệu người tỵ nạn phải rời bỏ quê hương, hơn 2 triệu người bị buộc phải rời khỏi nhà cửa của mình và hơn 3 triệu người Afghanistan bị thương tật do "tên bay, đạn lạc" trong cuộc chiến.Cho mãi tới tận sau này, người Nga vẫn luôn nhìn vào kinh nghiệm của Liên Xô và khuyên người Mỹ không nên dính dáng vào Afghanistan. Tất nhiên là Washington không nghe theo, và kết cục của Mỹ cũng không khá khẩm gì hơn so với Moscow. Nguồn ảnh: TA. Những thước phim hiếm về quân đội Liên Xô tham chiến ở chiến trường Afghanistan.
Nhận thấy những ảnh hưởng cực kỳ to lớn của cuộc chiến tại Afghanistan tới nền kinh tế có phần đang dần kiệt quệ của Moscow, Quân đội Liên Xô đã quyết định rút quân khỏi chiến trường này.
Đây là kết cục cuối cùng của người Liên Xô tại chiến trường Afghanistan sau hàng chục năm cố bình định quốc gia này nhưng không thành công.
Giai đoạn cuối của cuộc rút lui này kéo dài tới gần một năm, trong thời gian này, toàn bộ quân nhân Hồng quân tại Afghanistan đã được đưa về nước bằng đường bộ và đường không.
Bản thân chí phí cho cuộc lui quân này cũng là một gánh nặng rất lớn cho Liên Xô ở thời điểm bấy giờ, nhiều trang thiết bị quân sự đã phải bỏ lại, đơn giản là việc sửa lại hoặc di rời chúng ra khỏi Afghanistan là quá tốn kém.
Trong khi đó ở Liên Xô, các loại trang thiết bị hiện đại này là không hề thiếu, thậm chí chi phí để Moscow sản xuất mới các trang bị này còn... rẻ hơn chi phí đưa chúng về từ Afghanistan bằng đường bộ hoặc bằng máy bay vận tải.
Cuộc chiến tranh Liên Xô - Afghanistan kéo dài từ tháng 12/1979 cho tới tháng 2/1989 thì chính thức kết thúc sau cuộc "đại rút lui" của Liên Xô.
Truyền thông quốc tế nhận định, về cơ bản Liên Xô đã thua rất đau trong cuộc chiến này, mất tới 9 năm mà không bình định được Afghanistan, phiến quân Mujahideen vẫn tồn tại và quốc gia Trung Đông này vẫn chìm trong nội chiến sau khi Moscow dừng dính líu.
Tuy không đạt được bất cứ thành tựu nào đáng để tự hào ở Afghanistan, người Liên Xô vẫn phải trả một cái giá khá đắt khi cơ tới hơn 14.000 lính hy sinh tại chiến trường này.
Ngoài ra còn có tới hơn 53.000 thương binh - một gánh nặng đè lên xã hội Xô viết trong thời điểm chuyển giao quyền lực đầy khó khăn và thách thức sau khi Liên Xô tan rã.
Ở chiều hướng ngược lại, phiến quân Mujahideen cũng thiệt hại tới 90.000 quân, trong đó có khoảng 56.000 chết trong giao tranh, khoảng 17.000 bị thương.
Pakistan cũng bị kéo vào cuộc chiến này và cũng có tới hơn 11.000 thương vong. Thậm chí, Pakistan còn mất một tiêm kích F-16 ở Afghanistan do... quân ta bắn nhầm quân mình.
Theo thống kê của những tổ chức độc lập, có khoảng từ nửa triệu cho tới 2 triệu người dân thường Afghanistan thiệt mạng trong cuộc chiến kéo dài hơn 9 năm này.
Ngoài ra, còn có hơn 5 triệu người tỵ nạn phải rời bỏ quê hương, hơn 2 triệu người bị buộc phải rời khỏi nhà cửa của mình và hơn 3 triệu người Afghanistan bị thương tật do "tên bay, đạn lạc" trong cuộc chiến.
Cho mãi tới tận sau này, người Nga vẫn luôn nhìn vào kinh nghiệm của Liên Xô và khuyên người Mỹ không nên dính dáng vào Afghanistan. Tất nhiên là Washington không nghe theo, và kết cục của Mỹ cũng không khá khẩm gì hơn so với Moscow. Nguồn ảnh: TA.
Những thước phim hiếm về quân đội Liên Xô tham chiến ở chiến trường Afghanistan.