Sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975, nhiệm vụ của ngành an ninh vẫn hết sức nặng nề. Các thế lực thù địch hoạt động ráo riết nhằm xóa bỏ thành quả Cách mạng ở Việt Nam. Nguồn ảnh: VOV.Tờ báo “Kháng chiến” (số ra tháng 6/1986) của tổ chức phản cách mạng mang tên “Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam” – tiền thân của đảng “Việt Tân” phản động ngày nay. Nguồn ảnh: VOV.Đối tượng Trương Leon (mang quốc tịch Mỹ) - thành viên của tổ chức “Việt Tân”, nghe cán bộ của cơ quan an ninh Việt Nam đọc lệnh trục xuất, vào tháng 12/2007. Nguồn ảnh: VOV.Ban chuyên án LH90 của Tổng cục An ninh họp bàn kế hoạch đấu tranh chống “Chiến dịch Đông Xuân” của tổ chức phản động “Liên đảng Cách mạng Việt Nam”, tháng 2/1993. Nguồn ảnh: VOV.“Liên đảng Cách mạng Việt Nam” âm mưu đánh bom tượng đài Bác Hồ ở thành phố Hồ Chí Minh và gây bạo loạn tại thành phố này vào tháng 3/1993. Từ năm 1992 chúng đã đưa người về Việt Nam để cài cắm, móc nối… Ảnh: Panoramio.com. Nguồn ảnh: VOV.Tổ chức phản động nói trên âm mưu sử dụng chiếc ô tô nhỏ điều khiển từ xa này để đặt mìn gây nổ ở “Sài Gòn” vào 3h sáng ngày 7/3/1993. Nguồn ảnh: VOV.Kế hoạch của bọn chúng là đồng loạt gây nổ ở 17 địa điểm của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Mục tiêu tấn công khủng bố của chúng là các địa điểm công cộng, khu trung tâm và các khu dân cư. Nguồn ảnh: VOV.Chúng cũng lên kế hoạch huy động 4 máy bay từ nước ngoài bay vào ném bom hỗ trợ. “Liên đảng Cách mạng Việt Nam” do Hoàng Việt Cương cầm đầu. “Đảng” này là kết quả của việc hợp nhất 5 tổ chức phản động của người Việt lưu vong ở Pháp, Mỹ và Canada. Nguồn ảnh: VOV.Chúng dự kiến, sau khi gây nổ, tình hình “Sài Gòn” sẽ trở nên hỗn loạn, tạo thời cơ cho chúng lôi kéo nhân dân xuống đường biểu tình, đòi lật đổ chế độ. Trong ảnh là loa pin của tổ chức “Liên đảng Cách mạng Việt Nam”. Nguồn ảnh: VOV.Tuy nhiên Tổng cục An ninh (trước đây gọi là Tổng cục Phản gián) đã nắm chắc tình hình, theo dõi chặt mọi di biến động của các đối tượng phản động, và “can thiệp” kịp thời, bắt giữ hàng loạt đối tượng. Nguồn ảnh: VOV.Điện thoại di động (giai đoạn năm 1993) của Trần Tư – kẻ trực tiếp có mặt tại Việt Nam để chỉ huy cuộc bạo loạn. Trần Tư (tức Peter Trần) đã bị cơ quan an ninh sớm phát hiện và khống chế, quản thúc. Nguồn ảnh: VOV.An ninh ta đã buộc Trần Tư thực hiện “trò chơi nghiệp vụ”, đánh ngược trở lại trung tâm chỉ huy của địch ở nước ngoài bằng cách dùng điện thoại này liên lạc với thủ lĩnh Hoàng Việt Cương để "báo cáo" tình hình. Nguồn ảnh: VOV.Phù hiệu, sao hiệu của tên Nguyễn Văn Muôn, một đối tượng khác trong tổ chức “Liên đảng Cách mạng Việt Nam” tham gia “Chiến dịch Đông Xuân”. An ninh Việt Nam đã vô hiệu hóa tên này và toàn bộ chiến dịch phản cách mạng. Nguồn ảnh: VOV.Lực lượng công an thường được ví như thanh bảo kiếm sắc bén bảo vệ Đảng và chế độ. Trong ảnh là thanh gươm Quyết thắng mà Hồ Chủ Tịch tặng 1 đơn vị công an có nhiều thành tích diệt tề, trừ gian năm 1949. Nguồn ảnh: VOV.Trích huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 10, vào tháng 1/1956. Nguồn ảnh: VOV.
Sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975, nhiệm vụ của ngành an ninh vẫn hết sức nặng nề. Các thế lực thù địch hoạt động ráo riết nhằm xóa bỏ thành quả Cách mạng ở Việt Nam. Nguồn ảnh: VOV.
Tờ báo “Kháng chiến” (số ra tháng 6/1986) của tổ chức phản cách mạng mang tên “Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam” – tiền thân của đảng “Việt Tân” phản động ngày nay. Nguồn ảnh: VOV.
Đối tượng Trương Leon (mang quốc tịch Mỹ) - thành viên của tổ chức “Việt Tân”, nghe cán bộ của cơ quan an ninh Việt Nam đọc lệnh trục xuất, vào tháng 12/2007. Nguồn ảnh: VOV.
Ban chuyên án LH90 của Tổng cục An ninh họp bàn kế hoạch đấu tranh chống “Chiến dịch Đông Xuân” của tổ chức phản động “Liên đảng Cách mạng Việt Nam”, tháng 2/1993. Nguồn ảnh: VOV.
“Liên đảng Cách mạng Việt Nam” âm mưu đánh bom tượng đài Bác Hồ ở thành phố Hồ Chí Minh và gây bạo loạn tại thành phố này vào tháng 3/1993. Từ năm 1992 chúng đã đưa người về Việt Nam để cài cắm, móc nối… Ảnh: Panoramio.com. Nguồn ảnh: VOV.
Tổ chức phản động nói trên âm mưu sử dụng chiếc ô tô nhỏ điều khiển từ xa này để đặt mìn gây nổ ở “Sài Gòn” vào 3h sáng ngày 7/3/1993. Nguồn ảnh: VOV.
Kế hoạch của bọn chúng là đồng loạt gây nổ ở 17 địa điểm của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Mục tiêu tấn công khủng bố của chúng là các địa điểm công cộng, khu trung tâm và các khu dân cư. Nguồn ảnh: VOV.
Chúng cũng lên kế hoạch huy động 4 máy bay từ nước ngoài bay vào ném bom hỗ trợ. “Liên đảng Cách mạng Việt Nam” do Hoàng Việt Cương cầm đầu. “Đảng” này là kết quả của việc hợp nhất 5 tổ chức phản động của người Việt lưu vong ở Pháp, Mỹ và Canada. Nguồn ảnh: VOV.
Chúng dự kiến, sau khi gây nổ, tình hình “Sài Gòn” sẽ trở nên hỗn loạn, tạo thời cơ cho chúng lôi kéo nhân dân xuống đường biểu tình, đòi lật đổ chế độ. Trong ảnh là loa pin của tổ chức “Liên đảng Cách mạng Việt Nam”. Nguồn ảnh: VOV.
Tuy nhiên Tổng cục An ninh (trước đây gọi là Tổng cục Phản gián) đã nắm chắc tình hình, theo dõi chặt mọi di biến động của các đối tượng phản động, và “can thiệp” kịp thời, bắt giữ hàng loạt đối tượng. Nguồn ảnh: VOV.
Điện thoại di động (giai đoạn năm 1993) của Trần Tư – kẻ trực tiếp có mặt tại Việt Nam để chỉ huy cuộc bạo loạn. Trần Tư (tức Peter Trần) đã bị cơ quan an ninh sớm phát hiện và khống chế, quản thúc. Nguồn ảnh: VOV.
An ninh ta đã buộc Trần Tư thực hiện “trò chơi nghiệp vụ”, đánh ngược trở lại trung tâm chỉ huy của địch ở nước ngoài bằng cách dùng điện thoại này liên lạc với thủ lĩnh Hoàng Việt Cương để "báo cáo" tình hình. Nguồn ảnh: VOV.
Phù hiệu, sao hiệu của tên Nguyễn Văn Muôn, một đối tượng khác trong tổ chức “Liên đảng Cách mạng Việt Nam” tham gia “Chiến dịch Đông Xuân”. An ninh Việt Nam đã vô hiệu hóa tên này và toàn bộ chiến dịch phản cách mạng. Nguồn ảnh: VOV.
Lực lượng công an thường được ví như thanh bảo kiếm sắc bén bảo vệ Đảng và chế độ. Trong ảnh là thanh gươm Quyết thắng mà Hồ Chủ Tịch tặng 1 đơn vị công an có nhiều thành tích diệt tề, trừ gian năm 1949. Nguồn ảnh: VOV.
Trích huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 10, vào tháng 1/1956. Nguồn ảnh: VOV.