Trang English Russia vừa giới thiệu phóng sự ảnh trắng đen khá đặc biệt ghi lại buổi huấn luyện của một khóa người nhái tại Học viện Hải quân Saint Petersburg - một trong những học viện hải quân hàng đầu của Nga. Trong ảnh là một học viên người nhái Hải quân Nga với bộ đồ lặn tiêu chuẩn Superlite 27 được phát triển từ năm 1992. Nguồn ảnh: English RussiaCác thiết bị lặn hay bộ đồ lặn tiêu chuẩn của Hải quân Nga cho phép lặn ở độ sâu từ 30-67m, chúng cũng có thể hoạt động ở vùng nước có nhiệt độ thấp từ 2 độ C trở lên. Nguồn ảnh: English RussiaSau khi trở lên mặt đất, người nhái phải thông báo tình trạng sức khỏe của mình cho đội hổ trợ nhằm tránh những trường hợp tác đáng tiếc có thể xảy ra do hiện tượng giảm áp đột ngột. Nguồn ảnh: English RussiaTrong suốt quá trình lặn, đội hỗ trợ mặt đất sẽ liên lạc với người nhái thông qua một thiết bị liên lạc định tuyến, các thông số áp suất bên trong bộ đồ lặn đều được kiểm soát chặt chẽ. Nguồn ảnh: English RussiaĐội hỗ trợ mặt đất thuộc lực lượng người nhái Nga có câu nói khá nổi tiếng “Hãy nhớ rằng cuộc sống của đồng nghiệp của bạn là nằm trong tay bạn.”. Trong ảnh là một con dao găm - vật bất ly thân của mỗi thợ lặn khi bắt đầu xuống nước, con dao này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau chủ yếu cắt đứt các chướng ngại vật dưới biển như dây câu, lưới hoặc rong biển. Nguồn ảnh: English RussiaVà để có thể chìm dưới nước, mỗi thợ lặn phải mang những đôi giày có đế bằng chì nặng tới 23kg với mũi giày được làm bằng đồng và thân bằng cao su. Nguồn ảnh: English RussiaTất nhiên với khối thiết bị nặng hàng trăm kg mang theo, mỗi thợ lặn đều không thể mang được đồ nếu không có sự trợ giúp của đội hổ trợ trên mặt đất. Và bộ phận quan trọng nhất của mỗi đồ lặn là mũ lặn bằng kim loại cung cấp không khí cho thợ lặn khi dưới nước. Nguồn ảnh: English RussiaTrong ảnh là mũ lặn tiêu chuẩn “3-bolt” UVS-50 của Hải quân Nga. “3-bolt” được sử dụng trong các nhiệm vụ ứng cứu khẩn cấp cho phép lặn sâu tới 60m. Nguồn ảnh: English RussiaHình ảnh một người nhái với mũ lặn tiêu chuẩn “3-bolt” UVS-50 sau khi trở lại mặt đất. Nguồn ảnh: English RussiaTrong ảnh là thiết bị lặn tiêu chuẩn thế hệ mới SVU-3 của Nga có thiết kế đơn giản hơn các kiểu đồ lặn cũ nhưng vẫn đảm bảo khả năng lặn sâu tối đa tới 60m. Nguồn ảnh: English RussiaHơi nước đóng kín bên trong mũ lặn của Superlite 27 sau khi lên mặt đất. Nguồn ảnh: English RussiaVà để có thể cởi bộ đồ lặn, một thợ lặn cần tới ít nhất ba người hỗ trợ. Nguồn ảnh: English RussiaThiết bị lặn tiêu chuẩn SVU-3 còn được trang bị một cần gạt hơi nước giúp lau sạch gương bên trong mũ lặn. Nguồn ảnh: English Russia
Trang English Russia vừa giới thiệu phóng sự ảnh trắng đen khá đặc biệt ghi lại buổi huấn luyện của một khóa người nhái tại Học viện Hải quân Saint Petersburg - một trong những học viện hải quân hàng đầu của Nga. Trong ảnh là một học viên người nhái Hải quân Nga với bộ đồ lặn tiêu chuẩn Superlite 27 được phát triển từ năm 1992. Nguồn ảnh: English Russia
Các thiết bị lặn hay bộ đồ lặn tiêu chuẩn của Hải quân Nga cho phép lặn ở độ sâu từ 30-67m, chúng cũng có thể hoạt động ở vùng nước có nhiệt độ thấp từ 2 độ C trở lên. Nguồn ảnh: English Russia
Sau khi trở lên mặt đất, người nhái phải thông báo tình trạng sức khỏe của mình cho đội hổ trợ nhằm tránh những trường hợp tác đáng tiếc có thể xảy ra do hiện tượng giảm áp đột ngột. Nguồn ảnh: English Russia
Trong suốt quá trình lặn, đội hỗ trợ mặt đất sẽ liên lạc với người nhái thông qua một thiết bị liên lạc định tuyến, các thông số áp suất bên trong bộ đồ lặn đều được kiểm soát chặt chẽ. Nguồn ảnh: English Russia
Đội hỗ trợ mặt đất thuộc lực lượng người nhái Nga có câu nói khá nổi tiếng “Hãy nhớ rằng cuộc sống của đồng nghiệp của bạn là nằm trong tay bạn.”. Trong ảnh là một con dao găm - vật bất ly thân của mỗi thợ lặn khi bắt đầu xuống nước, con dao này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau chủ yếu cắt đứt các chướng ngại vật dưới biển như dây câu, lưới hoặc rong biển. Nguồn ảnh: English Russia
Và để có thể chìm dưới nước, mỗi thợ lặn phải mang những đôi giày có đế bằng chì nặng tới 23kg với mũi giày được làm bằng đồng và thân bằng cao su. Nguồn ảnh: English Russia
Tất nhiên với khối thiết bị nặng hàng trăm kg mang theo, mỗi thợ lặn đều không thể mang được đồ nếu không có sự trợ giúp của đội hổ trợ trên mặt đất. Và bộ phận quan trọng nhất của mỗi đồ lặn là mũ lặn bằng kim loại cung cấp không khí cho thợ lặn khi dưới nước. Nguồn ảnh: English Russia
Trong ảnh là mũ lặn tiêu chuẩn “3-bolt” UVS-50 của Hải quân Nga. “3-bolt” được sử dụng trong các nhiệm vụ ứng cứu khẩn cấp cho phép lặn sâu tới 60m. Nguồn ảnh: English Russia
Hình ảnh một người nhái với mũ lặn tiêu chuẩn “3-bolt” UVS-50 sau khi trở lại mặt đất. Nguồn ảnh: English Russia
Trong ảnh là thiết bị lặn tiêu chuẩn thế hệ mới SVU-3 của Nga có thiết kế đơn giản hơn các kiểu đồ lặn cũ nhưng vẫn đảm bảo khả năng lặn sâu tối đa tới 60m. Nguồn ảnh: English Russia
Hơi nước đóng kín bên trong mũ lặn của Superlite 27 sau khi lên mặt đất. Nguồn ảnh: English Russia
Và để có thể cởi bộ đồ lặn, một thợ lặn cần tới ít nhất ba người hỗ trợ. Nguồn ảnh: English Russia
Thiết bị lặn tiêu chuẩn SVU-3 còn được trang bị một cần gạt hơi nước giúp lau sạch gương bên trong mũ lặn. Nguồn ảnh: English Russia