1. Chiếc xe động cơ diesel nhanh nhất thế giới là mẫu xe thử nghiệm JCB Dieselmax, đạt được tốc độ tối đa 560 km/h vào năm 2006 trên khu vực thử nghiệm Bonneville ở bang Utah, Mỹ. Đây cũng là kỷ lục tốc độ mà máy dầu đạt được. 2. Tham dự các giải đua xe không chỉ toàn xe máy xăng. Chiếc BMW 320d dùng động cơ diesel thậm chí giành được giải thưởng danh giá "24 Hours Nürburgring" vào năm 1998 với một động cơ diesel 3.2L công suất 200 mã lực. 3. Động cơ lớn nhất thế giới Wärtsilä-Sulzer là động cơ diesel, nặng 2.300 tấn và cao bằng tòa nhà 2 tầng. Động cơ này gồm 14 xi-lanh, sinh công tối đa 109.000 mã lực ở vòng tua máy 102 vòng phút. 4. Một người Đức, ông Rudolph Diesel được công nhận rộng rãi là người phát minh ra động cơ diesel, nhưng động cơ diesel thực thụ đầu tiên (có thể vận hành) được chế tạo bởi một người Anh có tên Herbert Akroyd Stuart vào năm 1891.5. Chiếc Mercedes C111 dị dạng này được trang bị động cơ diesel 230 mã lực, đạt tốc độ tối đa 320km/h. Tuy nhiên đây là mẫu xe thất bại của Mercedes vì không rõ hãng định dùng nó để nhắm đến phân khúc nào. 6. Ford Sierra 2.3 diesel là một thất bại khác của Ford. Mẫu xe này yếu ớt đến nỗi với động cơ 2.3L máy dầu, nó chỉ sinh công suất 67 mã lực và tốn đến 17,8 giây để tăng tốc từ 0 - 100km/h. Hãng cũng lý giải là do khung vỏ của chiếc xe quá nặng nề. 7. Chiếc xe này được một "kẻ gàn dở" ở New Jersey (Mỹ) thay thế động cơ V12 nguyên bản bằng một động cơ diesel (6.0L, 6 xi-lanh) loại dùng cho ca nô. Chiếc xe vẫn có thể chạy nhưng khói mù mịt và không thể ra đường vì sẽ bị phạt ngay lập tức. 8. Đây chính là chiếc xe hơi được trang bị động cơ diesel đầu tiên, chiếc Mercedes 260D, được chế tạo vào năm 1936. Trước đó, động cơ diesel chủ yếu dùng cho phương tiện vận tải cỡ lớn như máy thủy, tàu hỏa và máy phát điện. 9. Việc bơm nhầm diesel vào động cơ xăng khá rắc rối. Hỗn hợp diesel và xăng sẽ tự phát nổ trong động cơ khi có đủ áp suất trong xi-lanh và chưa cần bugi đánh lửa, dẫn tới động cơ chạy hết công suất ngoài khả năng kiểm soát và làm vỡ, hỏng động cơ. 10. Audi tự tin khẳng định chiếc Q7 V12 6.0L này là xe hơi chạy máy dầu mạnh nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Nó có khả năng sinh công suất tối đa 500 mã lực và tốc độ 350km/h.
1. Chiếc xe động cơ diesel nhanh nhất thế giới là mẫu xe thử nghiệm JCB Dieselmax, đạt được tốc độ tối đa 560 km/h vào năm 2006 trên khu vực thử nghiệm Bonneville ở bang Utah, Mỹ. Đây cũng là kỷ lục tốc độ mà máy dầu đạt được.
2. Tham dự các giải đua xe không chỉ toàn xe máy xăng. Chiếc BMW 320d dùng động cơ diesel thậm chí giành được giải thưởng danh giá "24 Hours Nürburgring" vào năm 1998 với một động cơ diesel 3.2L công suất 200 mã lực.
3. Động cơ lớn nhất thế giới Wärtsilä-Sulzer là động cơ diesel, nặng 2.300 tấn và cao bằng tòa nhà 2 tầng. Động cơ này gồm 14 xi-lanh, sinh công tối đa 109.000 mã lực ở vòng tua máy 102 vòng phút.
4. Một người Đức, ông Rudolph Diesel được công nhận rộng rãi là người phát minh ra động cơ diesel, nhưng động cơ diesel thực thụ đầu tiên (có thể vận hành) được chế tạo bởi một người Anh có tên Herbert Akroyd Stuart vào năm 1891.
5. Chiếc Mercedes C111 dị dạng này được trang bị động cơ diesel 230 mã lực, đạt tốc độ tối đa 320km/h. Tuy nhiên đây là mẫu xe thất bại của Mercedes vì không rõ hãng định dùng nó để nhắm đến phân khúc nào.
6. Ford Sierra 2.3 diesel là một thất bại khác của Ford. Mẫu xe này yếu ớt đến nỗi với động cơ 2.3L máy dầu, nó chỉ sinh công suất 67 mã lực và tốn đến 17,8 giây để tăng tốc từ 0 - 100km/h. Hãng cũng lý giải là do khung vỏ của chiếc xe quá nặng nề.
7. Chiếc xe này được một "kẻ gàn dở" ở New Jersey (Mỹ) thay thế động cơ V12 nguyên bản bằng một động cơ diesel (6.0L, 6 xi-lanh) loại dùng cho ca nô. Chiếc xe vẫn có thể chạy nhưng khói mù mịt và không thể ra đường vì sẽ bị phạt ngay lập tức.
8. Đây chính là chiếc xe hơi được trang bị động cơ diesel đầu tiên, chiếc Mercedes 260D, được chế tạo vào năm 1936. Trước đó, động cơ diesel chủ yếu dùng cho phương tiện vận tải cỡ lớn như máy thủy, tàu hỏa và máy phát điện.
9. Việc bơm nhầm diesel vào động cơ xăng khá rắc rối. Hỗn hợp diesel và xăng sẽ tự phát nổ trong động cơ khi có đủ áp suất trong xi-lanh và chưa cần bugi đánh lửa, dẫn tới động cơ chạy hết công suất ngoài khả năng kiểm soát và làm vỡ, hỏng động cơ.
10. Audi tự tin khẳng định chiếc Q7 V12 6.0L này là xe hơi chạy máy dầu mạnh nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Nó có khả năng sinh công suất tối đa 500 mã lực và tốc độ 350km/h.