Máy bay B-52 được quân đội Mỹ phát triển trong một nỗ lực tạo ra một máy bay ném bom xuyên lục địa ít phụ thuộc vào các sân bay trung gian quốc tế và tiếp nhiên liệu trên không.
Chiếc “Pháo đài bay” B-52 đầu tiên cất cánh vào ngày 5/8/1954. Nó là phiên bản B-52A, được đặt biệt danh là BUFF, viết tắt của Big Ugly Fat Friend (ông bạn to béo thô kệch). Trong những năm sau đó, máy bay B-52 đã phá nhiều kỷ lục của ngành hàng không thế giới, nổi bật là giảm tốc độ di chuyển vòng quanh thế giới của con người xuống còn một nửa.
Đến tháng 1/1962, một chiếc B-52 đã bay 12.500 km từ Nhật Bản đến Tây Ban Nha mà không dừng lại hay tiếp nhiên liệu. Theo thống kê, B-52 đã phá vỡ tới 11 kỷ lục khác nhau.
Khi được tiếp nhiên liệu trên không, phạm vi hoạt động của B-52 chỉ bị giới hạn bởi sức chịu đựng của phi hành đoàn.Các "Pháo đài bay" đã tham gia vào cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân tại đảo san hô Bikini vào những năm 1950. Vào cuối thập niên 1960, đầu 1970 , B-52 đã được sử dụng làm bệ phóng các máy bay trinh sát không người lái D-21 . Hoạt động nổi tiếng nhất của B-52 là các vụ ném bom rải thảm miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Đây cũng là cuộc chiến mà dàn máy bay B-52 của Mỹ phải hứng chịu những thiệt hại khủng khiếp nhất trong lịch sử. Theo phía Mỹ: 31 chiếc B-52 bị mất tại Việt Nam, trong đó, 18 chiếc bị bắn rơi hoặc hư hại đến mức không sửa chữa được.
Do khả năng bay được ở độ cao 17.000m, B-52 đã được NASA trưng dụng cho các hoạt động thử nghiệm khí tài bay mới của cơ quan này như X-15 , chiếc máy bay có người lái nhanh nhất từng được sản xuất hay X-43, mẫu máy bay không người lái có tốc độ cao nhất thế giới.
Gần đây nhất, năm 2006, NASA đã sử dụng một chiếc B-52 trong cuộc kiểm tra X-38, chiếc máy bay có nhiệm vụ chở các phi hành gia từ Trạm vũ trụ quốc tế về Trái đất. Không quân Mỹ hiện có 76 "Pháo đài bay" trong kho vũ khí của mình. Những cuộc nâng cấp sẽ cho phép các Pháo đài bay này hoạt động đến năm 2040, gần 1 thế kỷ sau khi ra đời.
Trong khi những máy bay ném bom mới đã được ra đời, như máy bay ném bom tàng hình B-2, B-52 vẫn được trọng dụng do những ưu điểm của nó . Khả năng mang tới 27 tấn bom đạn là điều mà chưa chiếc máy bay ném bom nào thay thế được B-52. Ngoài bom thông thường, nó có thể mang theo tên lửa hành trình và vũ khí hạt nhân.
Các thông số chính của B-52: Đội bay gồm 05 người, chiều dài 48,5m, sải cánh 34m, trọng lượng không tải 83.250 kg, trọng lượng có tải 120.000 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 220.000 kg, tốc độ cao nhất 1.000 km/h, bán kính chiến đấu 7.210 km, tầm bay tối đa 15.000 km, trần bay 17.000m.
Máy bay B-52 được quân đội Mỹ phát triển trong một nỗ lực tạo ra một máy bay ném bom xuyên lục địa ít phụ thuộc vào các sân bay trung gian quốc tế và tiếp nhiên liệu trên không.
Chiếc “Pháo đài bay” B-52 đầu tiên cất cánh vào ngày 5/8/1954. Nó là phiên bản B-52A, được đặt biệt danh là BUFF, viết tắt của Big Ugly Fat Friend (ông bạn to béo thô kệch).
Trong những năm sau đó, máy bay B-52 đã phá nhiều kỷ lục của ngành hàng không thế giới, nổi bật là giảm tốc độ di chuyển vòng quanh thế giới của con người xuống còn một nửa.
Đến tháng 1/1962, một chiếc B-52 đã bay 12.500 km từ Nhật Bản đến Tây Ban Nha mà không dừng lại hay tiếp nhiên liệu. Theo thống kê, B-52 đã phá vỡ tới 11 kỷ lục khác nhau.
Khi được tiếp nhiên liệu trên không, phạm vi hoạt động của B-52 chỉ bị giới hạn bởi sức chịu đựng của phi hành đoàn.
Các "Pháo đài bay" đã tham gia vào cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân tại đảo san hô Bikini vào những năm 1950.
Vào cuối thập niên 1960, đầu 1970 , B-52 đã được sử dụng làm bệ phóng các máy bay trinh sát không người lái D-21 .
Hoạt động nổi tiếng nhất của B-52 là các vụ ném bom rải thảm miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Đây cũng là cuộc chiến mà dàn máy bay B-52 của Mỹ phải hứng chịu những thiệt hại khủng khiếp nhất trong lịch sử. Theo phía Mỹ: 31 chiếc B-52 bị mất tại Việt Nam, trong đó, 18 chiếc bị bắn rơi hoặc hư hại đến mức không sửa chữa được.
Do khả năng bay được ở độ cao 17.000m, B-52 đã được NASA trưng dụng cho các hoạt động thử nghiệm khí tài bay mới của cơ quan này như X-15 , chiếc máy bay có người lái nhanh nhất từng được sản xuất hay X-43, mẫu máy bay không người lái có tốc độ cao nhất thế giới.
Gần đây nhất, năm 2006, NASA đã sử dụng một chiếc B-52 trong cuộc kiểm tra X-38, chiếc máy bay có nhiệm vụ chở các phi hành gia từ Trạm vũ trụ quốc tế về Trái đất.
Không quân Mỹ hiện có 76 "Pháo đài bay" trong kho vũ khí của mình. Những cuộc nâng cấp sẽ cho phép các Pháo đài bay này hoạt động đến năm 2040, gần 1 thế kỷ sau khi ra đời.
Trong khi những máy bay ném bom mới đã được ra đời, như máy bay ném bom tàng hình B-2, B-52 vẫn được trọng dụng do những ưu điểm của nó .
Khả năng mang tới 27 tấn bom đạn là điều mà chưa chiếc máy bay ném bom nào thay thế được B-52. Ngoài bom thông thường, nó có thể mang theo tên lửa hành trình và vũ khí hạt nhân.
Các thông số chính của B-52: Đội bay gồm 05 người, chiều dài 48,5m, sải cánh 34m, trọng lượng không tải 83.250 kg, trọng lượng có tải 120.000 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 220.000 kg, tốc độ cao nhất 1.000 km/h, bán kính chiến đấu 7.210 km, tầm bay tối đa 15.000 km, trần bay 17.000m.