1. Cung, nỏ. Đây là một loại vũ khí khá bình thường trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, trong những cuộc chiến tranh trước đây, cung tên đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần làm thay đổi hoàn toàn cách thức chiến đấu. Mọi quân đội trên thế giới đều sử dụng loại vũ khí này. Nó có ưu điểm là khả năng sát thương ở khoảng cách xa, góp phần hỗ trợ bộ binh và kị binh đặc biệt hiệu quả, nhất là trong trường hợp thủ thành thường xuyên thực hiện chiến tranh du kích. Sau này, người ta phát minh ra nhiều loại cung tên khác nhau và nỏ đã ra đời, với tầm bắn xa và khả năng bắn nhiều mũi tên cùng lúc hoặc bắn liên tiếp đã làm ảnh hưởng đến sức mạnh của những đội quân bộ binh thiện chiến.2. Bom nguyên tử. Cho đến nay, bom nguyên tử vẫn được cho là loại vũ khí nguy hiểm nhất hành tinh mà con người đã phát minh và từng sử dụng. Nó được xem là phát minh có thể kết thúc mọi phát minh khác. Bom nguyên tử được cho là sử dụng nhiều hơn 2 lần và cướp đi sinh mạng của 200.000 người cũng như để lại những hậu quả khôn lường liên quan đến phóng xạ. Mặc dù vậy, loại vũ khí hủy diệt này đã giúp chấm dứt một cuộc chiến tranh và làm thay đổi cả thế giới với năng lượng nguyên tử.
3. Súng hỏa mai. Súng là một trong những loại vũ khí mang tính cách mạng nhất, làm thay đổi hoàn toàn khái niệm về chiến tranh trước đây. Mặc dù ban đầu người ta phát minh ra các loại súng có trọng lượng khá nặng, thời gian nạp đạn lâu và độ chính xác thấp, nhưng chúng lại có ưu điểm là sức công phá rất lớn và không có một loại áo giáp nào có thể tránh khỏi nạn sát thương của nó. Loại súng đầu tiên và hiệu quả nhất được các nhà khoa học phát minh ra chính là súng hỏa mai. Nó bắt đầu được sử dụng từ giữa thế kỷ XV-XVI.
4. Máy bay không người lái Predator. Những phương tiện bay không người lái đang là xu thế phát triển của các nền quân sự hiện đại. Nó giúp các nước giảm thiểu thiệt hại về người. Máy bay không người lái là một phương tiện bay khá nhỏ gọn, có thể điều khiển từ xa do các nhân viên ở trung tâm điều khiển. Nó có tác dụng thu thập hình ảnh và dữ liệu thông qua camera và các cảm biến để phục vụ mục đích trinh sát. Predator là một trong những mẫu máy bay trinh sát không người lái đầu tiên và hiệu quả nhất được biên chế trong quân đội Mỹ. Trong tương lai, các loại máy bay không người lái có thể được trang bị vũ khí tiên tiến như tên lửa hellfire để có thể tác chiến trực tiếp trên trận địa bên cạnh nhiệm vụ trinh sát.
5. Khí clo. Trong Chiến tranh thế giới I, giải thưởng Nobel hóa học của Fritz Haber đã giúp con người chế tạo ra loại vũ khí hóa học đầu tiên trong lịch sử. Đó là khí clo. Loại vũ khí này tương tự như vũ khí sinh học nhưng có sức tàn phá, hủy diệt lớn hơn nhiều lần so với vũ khí thông thường và để lại nhiều tác hại nguy hiểm về sau. Theo công ước Geneva, các nước bị cấm sử dụng các loại vũ khí hóa học trong chiến tranh. Tuy nhiên, một số nước vẫn phát triển các loại vũ khí hóa học mới, trong đó có các loại chất độc thần kinh như sarin, VX…
6. Máy bay Fokker. Kể từ khi con người có thể bay trên bầu trời, những công nghệ này được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực quân sự. Một trong những phát minh quan trọng đó là khí cầu khí nóng được sử dụng để giám sát hoặc thả bom. Tính đến thời điểm Chiến tranh thế giới I, khái niệm về máy bay chiến đấu mới chính thức ra đời và phiên bản đầu tiên là chiếc Fokker. Nó được trang bị súng máy ở phần đầu và có khả năng tác chiến hiệu quả trên mặt đất cũng như khả năng không chiến vô cùng hiệu quả.
7. Súng máy maxim. Giữa thế kỉ XIX, việc chế tạo loại súng có khả năng bắn liên thanh tự động không được coi trọng. Nhiều người tin rằng, lực lượng bộ binh và kị binh sẽ vẫn giữ vai trò quyết định chiến thắng trong trận chiến trên đất liền. Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi khi súng máy Maxim ra đời hồi Chiến tranh thế giới I. Việc phát minh ra loại vũ khí này được đánh giá là một bước tiến quan trọng trong chiến tranh. Nó có khả năng khắc chế hoàn toàn kị binh và bộ binh, gây sát thương lớn trên diện rộng và có hiệu quả lớn hơn trước nhiều lần.
8. Cây trị điên (hay còn gọi cây lê lư). Loài cây này không phải một loại vũ khí giống như những phương tiện truyền thống khác. Nó là một trong những vũ khí hóa học đáng sợ nhất thế giới. Lần đầu tiên người ta sử dụng nó trong cuộc vây hãm Kirrha vào năm 585 trước công nguyên. Khi đó, nó được sử dụng để đầu độc nguồn nước. Cho đến nay, vũ khí sinh học đã có những bước phát triển mới với những loại vũ khí có ảnh hưởng nhanh hơn, dễ lây truyền và khả năng sát thương cao hơn.
9. Xe tăng "mẹ" Mark I. Trong khi các mẫu thử nghiệm xe tăng đầu tiên do Leonardo Davinci thiết kế đã xuất hiện từ lâu nhưng phải đến Chiến tranh thế giới I, con người mới nhận ra sức mạnh và tầm quan trọng của những cỗ xe tăng. Ưu điểm của phương tiện này là bánh xích lớn, có thể di chuyển ở mọi loại địa hình, thiết giáp dày và hỏa lực mạnh. Chính vì vậy, việc phát minh ra loại xe tăng này đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc chiến tranh thiết giáp. Phương tiện này khó điều khiển dừng lại hơn so với loài ngựa. Người Anh đã sử dụng phương tiện này để công phá các chiến hào kiên cố của Đức quốc xã. Nó trở thành một phần quan trọng của chiến lược quân sự của các nước trong Chiến tranh thế giới II, chấm dứt việc sử dụng chiến hào làm lợi thế trong các cuộc xung đột.
10. Máy bắn đá. Trong những cuộc chiến trước đây, việc vây hãm thành trì là một trong những chiến thuật được áp dụng nhiều nhất, lâu đời nhất trong lịch sử quân sự. Vào thời điểm đó, những bức tường thành cao hàng chục mét là việc làm bất khả thi đối với quân đội các nước muốn công phá thành trì của đối phương cũng như bị tổn thất nặng nề nếu tấn công trực diện. Vì vậy, quân đội các nước phát động chiến tranh thường thực hiện nhiều cuộc vây hãm trong nhiều tháng nhằm khiến người trong thành phải đầu hàng. Tuy nhiên, việc ra đời những chiếc máy bắn đá đã làm thay đổi cục diện chiến tranh. Với khả năng tấn công từ khoảng cách rất xa, sử dụng những hòn đá có kích thước và trọng lượng lớn (có thể sử dụng đá lửa để tăng sát thương), những cỗ máy ném đá có thể phá hủy một bức tường thành chỉ trong vài ngày. Điều đó giúp cải thiện đáng kể khả năng giành hiến thắng của đội quân vây hãm.
1. Cung, nỏ. Đây là một loại vũ khí khá bình thường trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, trong những cuộc chiến tranh trước đây, cung tên đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần làm thay đổi hoàn toàn cách thức chiến đấu. Mọi quân đội trên thế giới đều sử dụng loại vũ khí này. Nó có ưu điểm là khả năng sát thương ở khoảng cách xa, góp phần hỗ trợ bộ binh và kị binh đặc biệt hiệu quả, nhất là trong trường hợp thủ thành thường xuyên thực hiện chiến tranh du kích. Sau này, người ta phát minh ra nhiều loại cung tên khác nhau và nỏ đã ra đời, với tầm bắn xa và khả năng bắn nhiều mũi tên cùng lúc hoặc bắn liên tiếp đã làm ảnh hưởng đến sức mạnh của những đội quân bộ binh thiện chiến.
2. Bom nguyên tử. Cho đến nay, bom nguyên tử vẫn được cho là loại vũ khí nguy hiểm nhất hành tinh mà con người đã phát minh và từng sử dụng. Nó được xem là phát minh có thể kết thúc mọi phát minh khác. Bom nguyên tử được cho là sử dụng nhiều hơn 2 lần và cướp đi sinh mạng của 200.000 người cũng như để lại những hậu quả khôn lường liên quan đến phóng xạ. Mặc dù vậy, loại vũ khí hủy diệt này đã giúp chấm dứt một cuộc chiến tranh và làm thay đổi cả thế giới với năng lượng nguyên tử.
3. Súng hỏa mai. Súng là một trong những loại vũ khí mang tính cách mạng nhất, làm thay đổi hoàn toàn khái niệm về chiến tranh trước đây. Mặc dù ban đầu người ta phát minh ra các loại súng có trọng lượng khá nặng, thời gian nạp đạn lâu và độ chính xác thấp, nhưng chúng lại có ưu điểm là sức công phá rất lớn và không có một loại áo giáp nào có thể tránh khỏi nạn sát thương của nó. Loại súng đầu tiên và hiệu quả nhất được các nhà khoa học phát minh ra chính là súng hỏa mai. Nó bắt đầu được sử dụng từ giữa thế kỷ XV-XVI.
4. Máy bay không người lái Predator. Những phương tiện bay không người lái đang là xu thế phát triển của các nền quân sự hiện đại. Nó giúp các nước giảm thiểu thiệt hại về người. Máy bay không người lái là một phương tiện bay khá nhỏ gọn, có thể điều khiển từ xa do các nhân viên ở trung tâm điều khiển. Nó có tác dụng thu thập hình ảnh và dữ liệu thông qua camera và các cảm biến để phục vụ mục đích trinh sát. Predator là một trong những mẫu máy bay trinh sát không người lái đầu tiên và hiệu quả nhất được biên chế trong quân đội Mỹ. Trong tương lai, các loại máy bay không người lái có thể được trang bị vũ khí tiên tiến như tên lửa hellfire để có thể tác chiến trực tiếp trên trận địa bên cạnh nhiệm vụ trinh sát.
5. Khí clo. Trong Chiến tranh thế giới I, giải thưởng Nobel hóa học của Fritz Haber đã giúp con người chế tạo ra loại vũ khí hóa học đầu tiên trong lịch sử. Đó là khí clo. Loại vũ khí này tương tự như vũ khí sinh học nhưng có sức tàn phá, hủy diệt lớn hơn nhiều lần so với vũ khí thông thường và để lại nhiều tác hại nguy hiểm về sau. Theo công ước Geneva, các nước bị cấm sử dụng các loại vũ khí hóa học trong chiến tranh. Tuy nhiên, một số nước vẫn phát triển các loại vũ khí hóa học mới, trong đó có các loại chất độc thần kinh như sarin, VX…
6. Máy bay Fokker. Kể từ khi con người có thể bay trên bầu trời, những công nghệ này được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực quân sự. Một trong những phát minh quan trọng đó là khí cầu khí nóng được sử dụng để giám sát hoặc thả bom. Tính đến thời điểm Chiến tranh thế giới I, khái niệm về máy bay chiến đấu mới chính thức ra đời và phiên bản đầu tiên là chiếc Fokker. Nó được trang bị súng máy ở phần đầu và có khả năng tác chiến hiệu quả trên mặt đất cũng như khả năng không chiến vô cùng hiệu quả.
7. Súng máy maxim. Giữa thế kỉ XIX, việc chế tạo loại súng có khả năng bắn liên thanh tự động không được coi trọng. Nhiều người tin rằng, lực lượng bộ binh và kị binh sẽ vẫn giữ vai trò quyết định chiến thắng trong trận chiến trên đất liền. Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi khi súng máy Maxim ra đời hồi Chiến tranh thế giới I. Việc phát minh ra loại vũ khí này được đánh giá là một bước tiến quan trọng trong chiến tranh. Nó có khả năng khắc chế hoàn toàn kị binh và bộ binh, gây sát thương lớn trên diện rộng và có hiệu quả lớn hơn trước nhiều lần.
8. Cây trị điên (hay còn gọi cây lê lư). Loài cây này không phải một loại vũ khí giống như những phương tiện truyền thống khác. Nó là một trong những vũ khí hóa học đáng sợ nhất thế giới. Lần đầu tiên người ta sử dụng nó trong cuộc vây hãm Kirrha vào năm 585 trước công nguyên. Khi đó, nó được sử dụng để đầu độc nguồn nước. Cho đến nay, vũ khí sinh học đã có những bước phát triển mới với những loại vũ khí có ảnh hưởng nhanh hơn, dễ lây truyền và khả năng sát thương cao hơn.
9. Xe tăng "mẹ" Mark I. Trong khi các mẫu thử nghiệm xe tăng đầu tiên do Leonardo Davinci thiết kế đã xuất hiện từ lâu nhưng phải đến Chiến tranh thế giới I, con người mới nhận ra sức mạnh và tầm quan trọng của những cỗ xe tăng. Ưu điểm của phương tiện này là bánh xích lớn, có thể di chuyển ở mọi loại địa hình, thiết giáp dày và hỏa lực mạnh. Chính vì vậy, việc phát minh ra loại xe tăng này đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc chiến tranh thiết giáp. Phương tiện này khó điều khiển dừng lại hơn so với loài ngựa. Người Anh đã sử dụng phương tiện này để công phá các chiến hào kiên cố của Đức quốc xã. Nó trở thành một phần quan trọng của chiến lược quân sự của các nước trong Chiến tranh thế giới II, chấm dứt việc sử dụng chiến hào làm lợi thế trong các cuộc xung đột.
10. Máy bắn đá. Trong những cuộc chiến trước đây, việc vây hãm thành trì là một trong những chiến thuật được áp dụng nhiều nhất, lâu đời nhất trong lịch sử quân sự. Vào thời điểm đó, những bức tường thành cao hàng chục mét là việc làm bất khả thi đối với quân đội các nước muốn công phá thành trì của đối phương cũng như bị tổn thất nặng nề nếu tấn công trực diện. Vì vậy, quân đội các nước phát động chiến tranh thường thực hiện nhiều cuộc vây hãm trong nhiều tháng nhằm khiến người trong thành phải đầu hàng. Tuy nhiên, việc ra đời những chiếc máy bắn đá đã làm thay đổi cục diện chiến tranh. Với khả năng tấn công từ khoảng cách rất xa, sử dụng những hòn đá có kích thước và trọng lượng lớn (có thể sử dụng đá lửa để tăng sát thương), những cỗ máy ném đá có thể phá hủy một bức tường thành chỉ trong vài ngày. Điều đó giúp cải thiện đáng kể khả năng giành hiến thắng của đội quân vây hãm.