Cụ thể hơn, trong 10 năm vừa qua, hãng xe máy Yamaha triệu hồi xe của hãng tới 49 lần trên Thế giới, khiến hãng "vinh dự" đứng ở vị trí đầu tiên trong top 10 các hãng xe thường xuyên phải triệu hồi sản phẩm nhất.Xếp sau Yamaha là thương hiệu môtô Đức BMW. Nổi tiếng bởi trình độ kỹ thuật và cơ khí cao, tuy nhiên những dòng xe của người Đức đã phải triệu hồi tổng cộng 44 lần trong thập kỷ qua.Hãng xe Nhật Bản thứ 2 xuất hiện trong top 10 nhà sản xuất môtô thường xuyên bị triệu hồi là Kawasaki, với tổng cộng 37 cuộc thu hồi xe.Dù nổi tiếng là một hãng sản xuất với những chiếc xe đáng tin cậy, tuy nhiên về số lượng các đợt triệu hồi, Honda cũng không thua kém nhiều so với các đối thủ đồng hương Kawasaki hay Yamaha với tổng cộng 33 đợt từ 2006 tới nay.So với những chiếc Ducati trong quá khứ cho tới giữa thập niên 2000 trở về trước, chất lượng và độ tin cậy của những chiếc Ducati hiện đại đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên hãng vẫn phải tổ chức triệu hồi tới 32 lần trong thập niên vừa qua vì nhiều lỗi khác nhau trên các dòng xe.Có số lượng xe bán ra không cao bằng các nhà sản xuất trong top 5, nhưng với 29 cuộc triệu hồi được mở ra, tỉ lệ xe bị ảnh hưởng bởi các cuộc triệu hồi so với tổng số xe bán ra của Triumph sẽ cao hơn.Chỉ kém Triumph đúng 1 cuộc triệu hồi, đợt thu hồi xe lớn nhất của Harley-Davidson diễn ra vào năm 2011 với nhiều dòng xe khác nhau do lỗi đèn phanh.Trong 4 "ông lớn" Nhật Bản, Suzuki là hãng xe ít phải triệu hồi nhất trong thập kỷ vừa qua, với tổng cộng 23 cuộc. Với số lượng xe bán ra cũng rất lớn, đây có thể được coi là một "thành tích" của hãng xe Nhật Bản.Xếp ở vị trí thứ 9 trong danh sách 10 hãng xe thường xuyên phải triệu hồi nhất là "ông lớn" Ý Piaggio. Trong đó, đợt triệu hồi lớn nhất xảy ra với dòng Vespa PX với tổng cộng 2687 chiếc, vì một lỗi nhỏ là tay dắt trên yên có thể bị tuột ra.Dù chỉ có 13 cuộc triệu hồi kể từ năm 2006 tới nay, tuy nhiên các dòng xe của Aprilia vẫn thường xuyên bị khách hàng phàn nàn là có độ tin cậy không cao bằng các thương hiệu khác. Chính vì vậy, có thể thấy rằng số lượng các cuộc triệu hồi không tỷ lệ thuận với chất lượng sản phẩm chung của mỗi hãng xe.
Cụ thể hơn, trong 10 năm vừa qua, hãng xe máy Yamaha triệu hồi xe của hãng tới 49 lần trên Thế giới, khiến hãng "vinh dự" đứng ở vị trí đầu tiên trong top 10 các hãng xe thường xuyên phải triệu hồi sản phẩm nhất.
Xếp sau Yamaha là thương hiệu môtô Đức BMW. Nổi tiếng bởi trình độ kỹ thuật và cơ khí cao, tuy nhiên những dòng xe của người Đức đã phải triệu hồi tổng cộng 44 lần trong thập kỷ qua.
Hãng xe Nhật Bản thứ 2 xuất hiện trong top 10 nhà sản xuất môtô thường xuyên bị triệu hồi là Kawasaki, với tổng cộng 37 cuộc thu hồi xe.
Dù nổi tiếng là một hãng sản xuất với những chiếc xe đáng tin cậy, tuy nhiên về số lượng các đợt triệu hồi, Honda cũng không thua kém nhiều so với các đối thủ đồng hương Kawasaki hay Yamaha với tổng cộng 33 đợt từ 2006 tới nay.
So với những chiếc Ducati trong quá khứ cho tới giữa thập niên 2000 trở về trước, chất lượng và độ tin cậy của những chiếc Ducati hiện đại đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên hãng vẫn phải tổ chức triệu hồi tới 32 lần trong thập niên vừa qua vì nhiều lỗi khác nhau trên các dòng xe.
Có số lượng xe bán ra không cao bằng các nhà sản xuất trong top 5, nhưng với 29 cuộc triệu hồi được mở ra, tỉ lệ xe bị ảnh hưởng bởi các cuộc triệu hồi so với tổng số xe bán ra của Triumph sẽ cao hơn.
Chỉ kém Triumph đúng 1 cuộc triệu hồi, đợt thu hồi xe lớn nhất của Harley-Davidson diễn ra vào năm 2011 với nhiều dòng xe khác nhau do lỗi đèn phanh.
Trong 4 "ông lớn" Nhật Bản, Suzuki là hãng xe ít phải triệu hồi nhất trong thập kỷ vừa qua, với tổng cộng 23 cuộc. Với số lượng xe bán ra cũng rất lớn, đây có thể được coi là một "thành tích" của hãng xe Nhật Bản.
Xếp ở vị trí thứ 9 trong danh sách 10 hãng xe thường xuyên phải triệu hồi nhất là "ông lớn" Ý Piaggio. Trong đó, đợt triệu hồi lớn nhất xảy ra với dòng Vespa PX với tổng cộng 2687 chiếc, vì một lỗi nhỏ là tay dắt trên yên có thể bị tuột ra.
Dù chỉ có 13 cuộc triệu hồi kể từ năm 2006 tới nay, tuy nhiên các dòng xe của Aprilia vẫn thường xuyên bị khách hàng phàn nàn là có độ tin cậy không cao bằng các thương hiệu khác. Chính vì vậy, có thể thấy rằng số lượng các cuộc triệu hồi không tỷ lệ thuận với chất lượng sản phẩm chung của mỗi hãng xe.