Theo The Daily Beast, khi đại dịch vẫn đang "tàn phá" Ấn Độ, giới chuyên gia đã dự đoán nơi có thể trở thành "điểm nóng" COVID-19 tiếp theo: Nigeria. Ảnh: Nhân viên y tế lẫy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Abuja, Nigeria, ngày 24/1/2021. Ảnh: Reuters.Với 200 triệu người, Nigeria là quốc gia đông dân nhất ở Tây Phi và là đất nước đông dân thứ 7 trên thế giới. Ảnh: Getty."Nigeria thực sự dễ bị tổn thương. Quốc gia này có nhiều điểm tương đồng với Ấn Độ", Ngozi Erondui, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm An ninh Sức khỏe Toàn cầu thuộc Viện Chatham House ở Anh, nói. Ảnh: Reuters.Nigeria có nhiều thành phố đông đúc và cũng là một đất nước nghèo, với hệ thống y tế yếu kém như Ấn Độ. Thậm chí, tình hình ở Nigeria còn tệ hơn khi họ không có các cơ sở sản xuất vắc xin (ngừa COVID-19) như Ấn Độ và đều phải nhập khẩu toàn bộ. Ảnh: Reuters.Đó là một phần lý do mà cho đến nay, chưa tới 1% dân số Nigeria được tiêm chủng ít nhất một liều và hầu như chưa có ai được tiêm hai mũi đầy đủ. Ảnh: Reuters.Lagos dự kiến nhận được 84 triệu liều vắc xin từ AstraZeneca và Johnson & Johnson trong những tuần tới, nhưng như vậy chỉ đủ để tiêm phòng cho 1/5 dân số Nigeria. Việc tiêm chủng cho 3/4 dân số tại nước này, tỷ lệ mà các chuyên gia cho rằng có thể đạt "miễn dịch cộng đồng", dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2022. Ảnh: Reuters.Nigeria và nhiều quốc gia kém phát triển ở Châu Phi đã cố gắng hạn chế tốc độ lây lan dịch bệnh. Đến nay, Mỹ ghi nhận tổng cộng hơn 580.000 ca tử vong vì COVID-19 trong khi con số này ở Nigeria là 1.600. Ảnh: Reuters.Dù vậy, các chuyên gia cho rằng điều này không có nghĩa là "cơn ác mộng" COVID-19 sẽ không tìm đến Nigeria và các nước Châu Phi khác, mà chỉ là nó chưa đến. Ảnh" Reuters."Tôi thấy các 'đám cháy' COVID-19 sẽ bùng phát trên khắp thế giới trong những tuần và tháng tới. Và tôi thấy lo ngại nhất về Châu Phi. Tôi thấy cuộc khủng hoảng ở Ấn Độ là dấu hiệu hàng đầu cho thấy điều gì sẽ xảy đến ở các nước có thu nhập thấp và trung bình", Lawrence Gostin, chuyên gia y tế toàn cầu tại Đại học Georgetown, nói với The Daily Beast. Ảnh: Reuters.Cũng theo The Daily Beast, thế giới có thể ngăn chặn thảm kịch COVID-19 tái diễn tại Nigeria bằng cách phân phối vắc xin toàn cầu công bằng hơn, qua đó có thể tạo ra "bức tường lửa" chống lại sự gia tăng số ca mắc ở quốc gia Tây Phi này cũng như tại các nước kém phát triển khác. Ảnh: BBC.Tuy nhiên, điều này đòi hỏi các nước giàu trên thế giới chia sẻ nguồn lực với những quốc gia nghèo hơn, đồng thời ngừng tích trữ lượng vắc xin dư thừa. Ảnh: Reuters. Mời độc giả xem thêm video: Cần thêm nghiên cứu về vaccine với các biến chủng mới của SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTV)
Theo The Daily Beast, khi đại dịch vẫn đang "tàn phá" Ấn Độ, giới chuyên gia đã dự đoán nơi có thể trở thành "điểm nóng" COVID-19 tiếp theo: Nigeria. Ảnh: Nhân viên y tế lẫy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Abuja, Nigeria, ngày 24/1/2021. Ảnh: Reuters.
Với 200 triệu người, Nigeria là quốc gia đông dân nhất ở Tây Phi và là đất nước đông dân thứ 7 trên thế giới. Ảnh: Getty.
"Nigeria thực sự dễ bị tổn thương. Quốc gia này có nhiều điểm tương đồng với Ấn Độ", Ngozi Erondui, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm An ninh Sức khỏe Toàn cầu thuộc Viện Chatham House ở Anh, nói. Ảnh: Reuters.
Nigeria có nhiều thành phố đông đúc và cũng là một đất nước nghèo, với hệ thống y tế yếu kém như Ấn Độ. Thậm chí, tình hình ở Nigeria còn tệ hơn khi họ không có các cơ sở sản xuất vắc xin (ngừa COVID-19) như Ấn Độ và đều phải nhập khẩu toàn bộ. Ảnh: Reuters.
Đó là một phần lý do mà cho đến nay, chưa tới 1% dân số Nigeria được tiêm chủng ít nhất một liều và hầu như chưa có ai được tiêm hai mũi đầy đủ. Ảnh: Reuters.
Lagos dự kiến nhận được 84 triệu liều vắc xin từ AstraZeneca và Johnson & Johnson trong những tuần tới, nhưng như vậy chỉ đủ để tiêm phòng cho 1/5 dân số Nigeria. Việc tiêm chủng cho 3/4 dân số tại nước này, tỷ lệ mà các chuyên gia cho rằng có thể đạt "miễn dịch cộng đồng", dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2022. Ảnh: Reuters.
Nigeria và nhiều quốc gia kém phát triển ở Châu Phi đã cố gắng hạn chế tốc độ lây lan dịch bệnh. Đến nay, Mỹ ghi nhận tổng cộng hơn 580.000 ca tử vong vì COVID-19 trong khi con số này ở Nigeria là 1.600. Ảnh: Reuters.
Dù vậy, các chuyên gia cho rằng điều này không có nghĩa là "cơn ác mộng" COVID-19 sẽ không tìm đến Nigeria và các nước Châu Phi khác, mà chỉ là nó chưa đến. Ảnh" Reuters.
"Tôi thấy các 'đám cháy' COVID-19 sẽ bùng phát trên khắp thế giới trong những tuần và tháng tới. Và tôi thấy lo ngại nhất về Châu Phi. Tôi thấy cuộc khủng hoảng ở Ấn Độ là dấu hiệu hàng đầu cho thấy điều gì sẽ xảy đến ở các nước có thu nhập thấp và trung bình", Lawrence Gostin, chuyên gia y tế toàn cầu tại Đại học Georgetown, nói với The Daily Beast. Ảnh: Reuters.
Cũng theo The Daily Beast, thế giới có thể ngăn chặn thảm kịch COVID-19 tái diễn tại Nigeria bằng cách phân phối vắc xin toàn cầu công bằng hơn, qua đó có thể tạo ra "bức tường lửa" chống lại sự gia tăng số ca mắc ở quốc gia Tây Phi này cũng như tại các nước kém phát triển khác. Ảnh: BBC.
Tuy nhiên, điều này đòi hỏi các nước giàu trên thế giới chia sẻ nguồn lực với những quốc gia nghèo hơn, đồng thời ngừng tích trữ lượng vắc xin dư thừa. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Cần thêm nghiên cứu về vaccine với các biến chủng mới của SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTV)