CNN dẫn lời các quan chức trong chính quyền Mỹ ngày 13/4 cho biết, Tổng thống Joe Biden (ảnh) đã ra lệnh cho khoảng 2.500 binh sĩ Mỹ còn lại tại Afghanistan bắt đầu rút quân về nước trước ngày 1/5 và việc này sẽ hoàn tất trước ngày 11/9 năm nay. Ảnh: Reuters."Tổng thống Biden quyết định rút binh sĩ khỏi Afghanistan và chấm dứt cuộc chiến 20 năm của Mỹ tại đây. Chúng tôi sẽ bắt đầu rút tuần tự lực lượng còn lại trước ngày 1/5 và đã lên kế hoạch đưa toàn bộ lính Mỹ ở Afghanistan về nước trước lễ kỷ niệm 20 năm sự kiện 11/9", một quan chức Nhà Trắng tiết lộ. Ảnh: Reuters.Theo một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ, Tổng thống Biden tin rằng Mỹ đã đạt được mục tiêu đặt ra từ khi bắt đầu cuộc chiến tại Afghanistan năm 2001 và giờ họ muốn tập trung để có thể đối phó với "những mối đe dọa và thách thức trong năm 2021”, bao gồm sự cạnh tranh với Trung Quốc, dịch COVID-19 bùng phát và mối đe dọa khủng bố ở nhiều quốc gia hay trong các lĩnh vực mới như không gian mạng,... Ảnh: Reuters."Để làm được điều đó, chúng tôi cần gấp lại 'cuốn sách' về cuộc xung đột kéo dài 20 năm qua tại Afghanistan và tiến về phía trước, đưa ra những chiến lược hiệu quả để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ", vị quan chức Mỹ nói. Ảnh: Đặc nhiệm Mỹ tham gia một trận đánh tại khu vực đông nam Afghanistan hồi tháng 4/2019. Ảnh: US Army.Tuy nhiên, quyết định chấm dứt dấu ấn quân đội Mỹ sau gần 2 thập kỷ được cho là một quyết định mạo hiểm của Tổng thống Biden. Các nhà phân tích đang tranh cãi về việc liệu những lợi ích của việc chấm dứt cuộc chiến dài nhất này của Mỹ có đổi lại được sự ổn định cho Afghanistan và khu vực hay không. Ảnh: Reuters.Eliot Cohen, Hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp thuộc Đại học Johns Hopkins, nhận định việc rút hết quân Mỹ khỏi Afghanistan có thể là khúc dạo đầu cho một nước Mỹ quyết đoán hơn trên trường quốc tế và tái tổ chức một số liên minh, đặc biệt là với Pakistan và Ấn Độ. Ảnh: Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters.Theo Cohen, về ngắn hạn, quyết định rút quân có thể tác động đến uy tín toàn cầu của Mỹ, song nó sẽ khiến chính quyền quyết đoán hơn về vấn đề Ukraine và Biển Đông. Ảnh: Reuters.Laurel Miller, làm việc tại Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế, nhấn mạnh: “Mỹ sẽ phải trả giá nếu như tiếp tục tham gia vào một cuộc chiến mà không có mục đích chiến lược rõ ràng hay cách thức hợp lý để chấm dứt nó. Mỹ đang xem xét những đánh đổi và rủi ro so với các ưu tiên khác mà họ có trên bàn cờ thế giới và nhận thấy rằng cái giá khi cho quân tiếp tục ở lại Afghanistan sẽ khiến họ không thể tập trung vào những ưu tiên khác quan trọng hơn”. Ảnh: Quân đội Mỹ tại Afghanistan. Ảnh: Reuters.Trong khi đó, nhiều nhà phân tích cho rằng quyết định rút quân của Mỹ sẽ không chỉ không chấm dứt xung đột mà còn làm xáo trộn tình hình chính trị trong nước và quốc tế, tạo ra những rủi ro mới trên cả hai mặt trận. Ảnh: Reuters.Theo một số nhà phân tích, nếu chính phủ Afghanistan bị đánh bại hoặc bị thay thế và lực lượng Taliban cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho al-Qaeda, thì chính quyền của Tổng thống Biden (ảnh) sẽ hứng chỉ trích ngay tại quê nhà. Ảnh: Reuters.Bởi ngay cả khi có binh sĩ Mỹ đóng quân tại Afghanistan, một thỏa thuận hòa bình giữa chính phủ Afghanistan và Taliban còn ít có khả năng diễn ra thì giờ đây, sau khi quân Mỹ rút lui, tình trạng bất ổn sẽ còn nghiêm trọng và có thể lan rộng hơn trong khu vực khi những bên khác tìm cách lấp khoảng trống. Ảnh: Binh sĩ Mỹ chiến đấu tại Afghanistan năm 2011. Ảnh: Reuters.Annie Pforzheimer, từng là Phó trưởng phái bộ Mỹ ở Kabul vào năm 2017-2018, nằm trong số các nhà phân tích cho rằng động thái rút quân sẽ khó khiến tiến trình hòa bình thành công. Ảnh: Reuters.Quyết định rút toàn bộ lực lượng Mỹ khỏi Afghanistan cũng đã gây ra những phản ứng trái chiều trong các đồng minh của Mỹ tại NATO. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas (ảnh) chỉ trích việc Mỹ đơn phương rút quân sớm, cho rằng động thái này có thể gây nguy hại cho các cuộc đàm phán hòa bình và tình hình sẽ trở nên cực kỳ bất ổn. Ảnh: Reuters.Tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden đang bị các nghị sĩ ở cả 2 đảng chỉ trích về quyết định rút quân khỏi Afghanistan. Các nghị sĩ cảnh báo việc rút quân sớm hoặc khi điều kiện không thích hợp có thể dẫn đến kết quả xấu. Ảnh: Reuters.“Mỹ đã hy sinh quá nhiều để mang lại sự ổn định cho Afghanistan và bây giờ chúng ta lại rời đi mà không thể đảm bảo được sự an toàn trong tương lai”, Thượng nghị sĩ Dân chủ Jeanne Shaheen (ảnh), thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, nói. Ảnh: Reuters. Mời độc giả xem thêm video: Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên thệ nhậm chức (Nguồn video: VTV)
CNN dẫn lời các quan chức trong chính quyền Mỹ ngày 13/4 cho biết, Tổng thống Joe Biden (ảnh) đã ra lệnh cho khoảng 2.500 binh sĩ Mỹ còn lại tại Afghanistan bắt đầu rút quân về nước trước ngày 1/5 và việc này sẽ hoàn tất trước ngày 11/9 năm nay. Ảnh: Reuters.
"Tổng thống Biden quyết định rút binh sĩ khỏi Afghanistan và chấm dứt cuộc chiến 20 năm của Mỹ tại đây. Chúng tôi sẽ bắt đầu rút tuần tự lực lượng còn lại trước ngày 1/5 và đã lên kế hoạch đưa toàn bộ lính Mỹ ở Afghanistan về nước trước lễ kỷ niệm 20 năm sự kiện 11/9", một quan chức Nhà Trắng tiết lộ. Ảnh: Reuters.
Theo một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ, Tổng thống Biden tin rằng Mỹ đã đạt được mục tiêu đặt ra từ khi bắt đầu cuộc chiến tại Afghanistan năm 2001 và giờ họ muốn tập trung để có thể đối phó với "những mối đe dọa và thách thức trong năm 2021”, bao gồm sự cạnh tranh với Trung Quốc, dịch COVID-19 bùng phát và mối đe dọa khủng bố ở nhiều quốc gia hay trong các lĩnh vực mới như không gian mạng,... Ảnh: Reuters.
"Để làm được điều đó, chúng tôi cần gấp lại 'cuốn sách' về cuộc xung đột kéo dài 20 năm qua tại Afghanistan và tiến về phía trước, đưa ra những chiến lược hiệu quả để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ", vị quan chức Mỹ nói. Ảnh: Đặc nhiệm Mỹ tham gia một trận đánh tại khu vực đông nam Afghanistan hồi tháng 4/2019. Ảnh: US Army.
Tuy nhiên, quyết định chấm dứt dấu ấn quân đội Mỹ sau gần 2 thập kỷ được cho là một quyết định mạo hiểm của Tổng thống Biden. Các nhà phân tích đang tranh cãi về việc liệu những lợi ích của việc chấm dứt cuộc chiến dài nhất này của Mỹ có đổi lại được sự ổn định cho Afghanistan và khu vực hay không. Ảnh: Reuters.
Eliot Cohen, Hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp thuộc Đại học Johns Hopkins, nhận định việc rút hết quân Mỹ khỏi Afghanistan có thể là khúc dạo đầu cho một nước Mỹ quyết đoán hơn trên trường quốc tế và tái tổ chức một số liên minh, đặc biệt là với Pakistan và Ấn Độ. Ảnh: Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters.
Theo Cohen, về ngắn hạn, quyết định rút quân có thể tác động đến uy tín toàn cầu của Mỹ, song nó sẽ khiến chính quyền quyết đoán hơn về vấn đề Ukraine và Biển Đông. Ảnh: Reuters.
Laurel Miller, làm việc tại Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế, nhấn mạnh: “Mỹ sẽ phải trả giá nếu như tiếp tục tham gia vào một cuộc chiến mà không có mục đích chiến lược rõ ràng hay cách thức hợp lý để chấm dứt nó. Mỹ đang xem xét những đánh đổi và rủi ro so với các ưu tiên khác mà họ có trên bàn cờ thế giới và nhận thấy rằng cái giá khi cho quân tiếp tục ở lại Afghanistan sẽ khiến họ không thể tập trung vào những ưu tiên khác quan trọng hơn”. Ảnh: Quân đội Mỹ tại Afghanistan. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, nhiều nhà phân tích cho rằng quyết định rút quân của Mỹ sẽ không chỉ không chấm dứt xung đột mà còn làm xáo trộn tình hình chính trị trong nước và quốc tế, tạo ra những rủi ro mới trên cả hai mặt trận. Ảnh: Reuters.
Theo một số nhà phân tích, nếu chính phủ Afghanistan bị đánh bại hoặc bị thay thế và lực lượng Taliban cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho al-Qaeda, thì chính quyền của Tổng thống Biden (ảnh) sẽ hứng chỉ trích ngay tại quê nhà. Ảnh: Reuters.
Bởi ngay cả khi có binh sĩ Mỹ đóng quân tại Afghanistan, một thỏa thuận hòa bình giữa chính phủ Afghanistan và Taliban còn ít có khả năng diễn ra thì giờ đây, sau khi quân Mỹ rút lui, tình trạng bất ổn sẽ còn nghiêm trọng và có thể lan rộng hơn trong khu vực khi những bên khác tìm cách lấp khoảng trống. Ảnh: Binh sĩ Mỹ chiến đấu tại Afghanistan năm 2011. Ảnh: Reuters.
Annie Pforzheimer, từng là Phó trưởng phái bộ Mỹ ở Kabul vào năm 2017-2018, nằm trong số các nhà phân tích cho rằng động thái rút quân sẽ khó khiến tiến trình hòa bình thành công. Ảnh: Reuters.
Quyết định rút toàn bộ lực lượng Mỹ khỏi Afghanistan cũng đã gây ra những phản ứng trái chiều trong các đồng minh của Mỹ tại NATO. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas (ảnh) chỉ trích việc Mỹ đơn phương rút quân sớm, cho rằng động thái này có thể gây nguy hại cho các cuộc đàm phán hòa bình và tình hình sẽ trở nên cực kỳ bất ổn. Ảnh: Reuters.
Tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden đang bị các nghị sĩ ở cả 2 đảng chỉ trích về quyết định rút quân khỏi Afghanistan. Các nghị sĩ cảnh báo việc rút quân sớm hoặc khi điều kiện không thích hợp có thể dẫn đến kết quả xấu. Ảnh: Reuters.
“Mỹ đã hy sinh quá nhiều để mang lại sự ổn định cho Afghanistan và bây giờ chúng ta lại rời đi mà không thể đảm bảo được sự an toàn trong tương lai”, Thượng nghị sĩ Dân chủ Jeanne Shaheen (ảnh), thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, nói. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên thệ nhậm chức (Nguồn video: VTV)