Vào ngày 30/4/1998, ba đứa trẻ thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) đầu tiên ở Việt Nam được ra đời trong sự vui mừng của gia đình và giới y bác sĩ trong lẫn ngoài nước. Sự kiện được đánh giá cho một thành tựu xuất sắc của nền y học Việt Nam. Phạm Tường Lan Thy - một trong ba đứa trẻ được chào đời từ “phép màu” ấy giờ đây đã là cô gái 18 tuổi xinh đẹp, học giỏi và được nhiều người biết đến.Nói về câu chuyện đời của mình, Lan Thy cho biết: “Từ nhỏ Thy đã được lớn lên trong sự yêu thương của bố mẹ, sức khỏe hoàn toàn bình thường và vẫn đến trường như bao bạn bè khác. Đến năm lên lớp 4, câu chuyện của 3 đứa trẻ được TTTON đầu tiên ở Việt Nam được báo đài nhắc lại, Thy bị bạn bè trêu chọc là “người giả”, “người nhân tạo”, “tinh trùng khuyết tật”, nhiều bạn bè còn bảo Thy không phải là con của bố mẹ nên bản thân mình đã rất buồn. Những câu trêu chọc của các bạn nhiều lần khiến mình bật khóc vì tủi thân.Năm lên lớp 6, khi được học bài về thụ tinh trong ống nghiệm, cô giáo đã nhắc đến sự kiện Thy và 2 đứa trẻ khác ra đời. Cô cho rằng sự kiện Thy ra đời là một sự kiện xuất sắc của nền y học Việt Nam. Từ đó Thy được bạn bè biết đến và làm quen nhiều hơn. Từ đó, Thy cũng tự tin hơn về câu chuyện chào đời khác lạ của mình”.Về lý do của câu chuyện cũ, Thy cũng thật thà chia sẻ: “Nghe bố mẹ kể sau khi hai người cưới nhau đã chạy chữa nhiều nơi nhưng vẫn không thể sinh con. Đến năm 1997, bố tình cờ gặp được bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ nhờ giúp đỡ. Và rồi may mắn mỉn cười khi bác sĩ Phượng đã mang lại niềm hy vọng cho bố mẹ mình. Bố mình vẫn hay bảo đó là một phép nhiệm màu”.Đến năm lên cấp 3, Thy đậu vào trường chuyên Lê Hồng Phong và được chọn làm lớp trưởng, được vinh dự cầm tấm bảng lớp trong ngày khai giảng năm học mới. Khi diễu hành trong sân trường cùng các bạn, Thy vô tình lọt vào ống kính phóng viên. Câu chuyện của cô bé 9X ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm một lần nữa được nhiều người biết đến.Khi câu chuyện được lan truyền, một số bạn bè đã trêu chọc, thậm chí còn chia sẻ những lời nói khiếm nhã về cô bé trên mạng xã hội. “Bạn bè trong lớp chọc mình là khác người nhưng mình không hề thấy mặc cảm và cũng chưa bao giờ kể chuyện này cho bố mẹ biết vì sợ bố mẹ buồn. Năm cấp 1 tôi đã lao vào đánh một đứa cùng lớp vì bạn ấy hay trêu chọc bằng những lời khiếm nhã nhưng nay mình đã suy nghĩ khác. Thy muốn cố gắng và chứng tỏ bản thân bằng thành tích học tập và các giải thưởng lớn”, Thy chia sẻ.Được biết Phạm Tường Lan Thy hiện là học sinh lớp 12B trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM). Trong suốt nhiều năm học Thy luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Ngoài việc học Thy còn tham gia nhiều hoạt động văn nghệ của trường, giữ vai trò đội trưởng ban nhạc.Những cố gắng của Thy đã mang về cho cô nhiều giải thưởng lớn như: Giải Nhì cuộc thi Cùng non sông cất cánh lần 4 - năm 2014; Giải Nhất trong kỳ thi sáng tạo khoa học kỹ thuật Lê Hồng Phong- Intel Science Engineering Fair năm học 2014- 2015; Giải Nhất Cuộc thi khoa học, kĩ thuật cấp thành phố học sinh trung học năm 2015; Giải Ba cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm 2015; Huy chương vàng - Môn Lịch Sử khối 11 Kỳ thi Olympic tháng 4 TP.HCM lần I, năm học 2014-2015; Giải triển vọng cuộc thi sáng tạo khoa học công nghệ; Top 20 toàn quốc cuộc thi Miss Áo Dài Nữ Sinh Việt Nam 2015; Giải ban nhạc sử dụng nhạc cụ điện tử hay nhất tại cuộc thi liên hoan ca khúc “Chú ve con” lần 20 năm 2015…. Nói về ước mơ của mình, Thy cho biết em sẽ theo đuổi ngành Y và trở thành một bác sĩ giỏi. “Thy muốn trở thành một bác sĩ giỏi để giúp người bệnh. Thy trân trọng sự sống mà nghành Y đã tạo ra cho Thy và rất biết ơn về điều đó. Đến giờ Thy vẫn giữ liên hệ với bà ngoại là bác sĩ Phượng, ba Tường và má Lan. Mình rất tự hào khi được sinh ra bằng một phương pháp khoa học hiện đại như vậy và luôn vui vẻ trả lời cặn kẽ khi có bạn nào hỏi về trường hợp của mình”.
Vào ngày 30/4/1998, ba đứa trẻ thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) đầu tiên ở Việt Nam được ra đời trong sự vui mừng của gia đình và giới y bác sĩ trong lẫn ngoài nước. Sự kiện được đánh giá cho một thành tựu xuất sắc của nền y học Việt Nam. Phạm Tường Lan Thy - một trong ba đứa trẻ được chào đời từ “phép màu” ấy giờ đây đã là cô gái 18 tuổi xinh đẹp, học giỏi và được nhiều người biết đến.
Nói về câu chuyện đời của mình, Lan Thy cho biết: “Từ nhỏ Thy đã được lớn lên trong sự yêu thương của bố mẹ, sức khỏe hoàn toàn bình thường và vẫn đến trường như bao bạn bè khác. Đến năm lên lớp 4, câu chuyện của 3 đứa trẻ được TTTON đầu tiên ở Việt Nam được báo đài nhắc lại, Thy bị bạn bè trêu chọc là “người giả”, “người nhân tạo”, “tinh trùng khuyết tật”, nhiều bạn bè còn bảo Thy không phải là con của bố mẹ nên bản thân mình đã rất buồn. Những câu trêu chọc của các bạn nhiều lần khiến mình bật khóc vì tủi thân.
Năm lên lớp 6, khi được học bài về thụ tinh trong ống nghiệm, cô giáo đã nhắc đến sự kiện Thy và 2 đứa trẻ khác ra đời. Cô cho rằng sự kiện Thy ra đời là một sự kiện xuất sắc của nền y học Việt Nam. Từ đó Thy được bạn bè biết đến và làm quen nhiều hơn. Từ đó, Thy cũng tự tin hơn về câu chuyện chào đời khác lạ của mình”.
Về lý do của câu chuyện cũ, Thy cũng thật thà chia sẻ: “Nghe bố mẹ kể sau khi hai người cưới nhau đã chạy chữa nhiều nơi nhưng vẫn không thể sinh con. Đến năm 1997, bố tình cờ gặp được bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ nhờ giúp đỡ. Và rồi may mắn mỉn cười khi bác sĩ Phượng đã mang lại niềm hy vọng cho bố mẹ mình. Bố mình vẫn hay bảo đó là một phép nhiệm màu”.
Đến năm lên cấp 3, Thy đậu vào trường chuyên Lê Hồng Phong và được chọn làm lớp trưởng, được vinh dự cầm tấm bảng lớp trong ngày khai giảng năm học mới. Khi diễu hành trong sân trường cùng các bạn, Thy vô tình lọt vào ống kính phóng viên. Câu chuyện của cô bé 9X ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm một lần nữa được nhiều người biết đến.
Khi câu chuyện được lan truyền, một số bạn bè đã trêu chọc, thậm chí còn chia sẻ những lời nói khiếm nhã về cô bé trên mạng xã hội. “Bạn bè trong lớp chọc mình là khác người nhưng mình không hề thấy mặc cảm và cũng chưa bao giờ kể chuyện này cho bố mẹ biết vì sợ bố mẹ buồn. Năm cấp 1 tôi đã lao vào đánh một đứa cùng lớp vì bạn ấy hay trêu chọc bằng những lời khiếm nhã nhưng nay mình đã suy nghĩ khác. Thy muốn cố gắng và chứng tỏ bản thân bằng thành tích học tập và các giải thưởng lớn”, Thy chia sẻ.
Được biết Phạm Tường Lan Thy hiện là học sinh lớp 12B trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM). Trong suốt nhiều năm học Thy luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Ngoài việc học Thy còn tham gia nhiều hoạt động văn nghệ của trường, giữ vai trò đội trưởng ban nhạc.
Những cố gắng của Thy đã mang về cho cô nhiều giải thưởng lớn như: Giải Nhì cuộc thi Cùng non sông cất cánh lần 4 - năm 2014; Giải Nhất trong kỳ thi sáng tạo khoa học kỹ thuật Lê Hồng Phong- Intel Science Engineering Fair năm học 2014- 2015; Giải Nhất Cuộc thi khoa học, kĩ thuật cấp thành phố học sinh trung học năm 2015; Giải Ba cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm 2015; Huy chương vàng - Môn Lịch Sử khối 11 Kỳ thi Olympic tháng 4 TP.HCM lần I, năm học 2014-2015; Giải triển vọng cuộc thi sáng tạo khoa học công nghệ; Top 20 toàn quốc cuộc thi Miss Áo Dài Nữ Sinh Việt Nam 2015; Giải ban nhạc sử dụng nhạc cụ điện tử hay nhất tại cuộc thi liên hoan ca khúc “Chú ve con” lần 20 năm 2015….
Nói về ước mơ của mình, Thy cho biết em sẽ theo đuổi ngành Y và trở thành một bác sĩ giỏi. “Thy muốn trở thành một bác sĩ giỏi để giúp người bệnh. Thy trân trọng sự sống mà nghành Y đã tạo ra cho Thy và rất biết ơn về điều đó. Đến giờ Thy vẫn giữ liên hệ với bà ngoại là bác sĩ Phượng, ba Tường và má Lan. Mình rất tự hào khi được sinh ra bằng một phương pháp khoa học hiện đại như vậy và luôn vui vẻ trả lời cặn kẽ khi có bạn nào hỏi về trường hợp của mình”.