Nhiều quán phở đồng loạt tăng giá, khách hàng đặt câu hỏi

Việc nhiều quán phở tại Hà Nội đồng loạt tăng giá 5.000 đồng/bát khiến không ít thực khách ngỡ ngàng, phải "cân nhắc lại" thói quen ăn sáng quen thuộc.

Thời gian gần đây, người dân Hà Nội đang chứng kiến một làn sóng tăng giá đồng loạt tại các quán phở truyền thống. Mức tăng 5.000 đồng/bát tưởng chừng như không lớn nhưng lại đang khiến nhiều thực khách phải "cân nhắc lại" thói quen ăn sáng quen thuộc của mình.

497499299-1316328919847306-8394415176111407314-n.jpg

Ngỡ ngàng giá từ bát phở quen thuộc

Sáng nay, khi ghé quán phở góc phố Linh Đàm như thường lệ, anh Nguyễn Văn Tuấn không khỏi bất ngờ khi nghe báo giá 35.000 đồng cho bát phở tái chín - món anh vẫn ăn với giá 30.000 đồng suốt nhiều tháng qua. Không chỉ riêng món này, toàn bộ thực đơn của quán đều được "nâng cấp" thêm 5.000 đồng, với mức giá cao nhất lên tới 55.000 đồng/bát.

"Tháng nào cũng ăn phở 15-20 bữa, giờ tăng thế này thì mỗi tháng tốn thêm cả trăm nghìn. Cũng là tiền đấy chứ", anh Tuấn tỏ ra băn khoăn dù vẫn hiểu cho hoàn cảnh của các chủ quán.

Tình trạng tương tự đang diễn ra rộng rãi tại nhiều quán ăn khác. Chị Nguyễn Thu Hà (Hà Đông), chia sẻ: "Tuần này đi ăn 3 quán khác nhau, cả 3 quán đều tăng giá như nhau. Có quán còn dán thông báo tăng giá từ đầu tuần."

Áp lực từ nhiều nguyên nhân

Khi được hỏi về lý do tăng giá, chủ quán phở tại phố Linh Đàm giải thích: "Trước đây chúng tôi nhập hàng từ các nguồn quen biết, không cần hóa đơn chứng từ gì cả. Giờ các cơ quan yêu cầu phải kê khai thuế đầy đủ, buộc chúng tôi phải tìm nhà cung cấp có đầy đủ giấy tờ. Chi phí tăng không ít."

Nhân viên một quán bún riêu nổi tiếng tại quận Thanh Xuân cũng có những tâm sự tương tự: "Giờ phải dùng máy tính tiền nối thẳng với cơ quan thuế, xuất hóa đơn điện tử cho từng bát bún. Từ hành lá, cà chua đến con cua, chai nước mắm gì cũng phải có thuế VAT. Chi phí tăng thì giá bán buộc phải tăng theo."

Ngoài yếu tố thuế, các chủ quán còn phải đối mặt với nhiều khoản chi phí khác gia tăng. Tiền thuê mặt bằng tại các khu vực trung tâm ngày càng cao, chi phí điện năng tăng do phải sử dụng điều hòa liên tục trong thời tiết nóng bức, cùng với giá nguyên liệu đầu vào cũng có xu hướng tăng.

Thực khách bắt đầu "tính toán"

Dù chỉ tăng 5.000 đồng, nhưng với những người có thu nhập cố định và thói quen ăn sáng thường xuyên tại hàng quán, đây lại trở thành một khoản chi không nhỏ. Nhiều thực khách bắt đầu có những tính toán riêng.

Anh Lê Minh Hoàng, kế toán tại một công ty ở Cầu Giấy, cho biết: "Trước đây ăn sáng hết 30.000, giờ phải 35.000. Tháng ăn 20 bữa thì tăng thêm 100.000 đồng. Lương không tăng mà chi phí cứ leo thang, buộc phải cắt giảm số bữa ăn ngoài."

capture.jpg
Nhiều người kể khổ mọi thứ tăng, mỗi lương là không tăng.

Vấn đề tăng giá phở cũng nhanh chóng trở thành chủ đề nóng trên các nền tảng mạng xã hội. Trong số những bình luận, nhiều ý kiến bày tỏ sự thông cảm: "Giá cả mọi thứ đều tăng, quán phở cũng phải sống chứ không phải làm từ thiện", tài khoản Minh Anh viết. Tuy nhiên, cũng có không ít người bày tỏ sự bất bình: "Tăng giá mà chất lượng không cải thiện thì khách sẽ bỏ đi thôi", tài khoản Thanh Hương chia sẻ. Hay "Gì cũng tăng cả chỉ mỗi lương tôi là không tăng" - một tài khoản kể khổ.

Chủ quán lo lắng mất khách

Các chủ quán cũng không khỏi lo lắng trước phản ứng của khách hàng. Một chủ quán phở có 15 năm kinh nghiệm ở Linh Đàm, chia sẻ: "Tăng giá là điều bắt buộc để duy trì quán, nhưng chúng tôi cũng hiểu khách hàng sẽ khó chịu. Từ hôm tăng giá đến giờ, lượng khách đã giảm khoảng 20-30%."

Một chủ quán khác tại khu vực Đống Đa cho biết đã chuẩn bị tâm lý cho việc mất một phần khách quen: "Không ai muốn tăng giá cả, nhưng nếu không tăng thì quán không thể hoạt động được. Hy vọng khách hàng sẽ thông cảm và quay lại khi đã quen với mặt giá mới."

Nhiều chủ quán đồng ý kiến rằng, phở tăng giá là điều không thể tránh, nhưng để tăng giá mà vẫn giữ được lượng khách như cũ, thì cũng cần tăng giá trị trước khi tăng giá. Chủ các hàng quán có thể tìm cách cải thiện chất lượng bát phở, cải thiện không gian và phong cách phục vụ...

Quán "cơm quê" ở TP.HCM bán đĩa trứng rán gây tranh cãi

Quán Cơm Quê Dượng Bầu ở TP.HCM mới đây bán đĩa trứng rán gồm 3 quả trứng, hành ngò với giá 110.000 đồng gây tranh cãi trên khắp MXH.

Gần đây, cộng đồng mạng dành nhiều sự quan tâm, bàn tán xôn xao về kênh TikTok có tên Cơm Quê Dượng Bầu. Theo đó, nhân vật chính xuất hiện xuyên suốt trong các video của kênh là một người phụ nữ lớn tuổi, giới thiệu là chủ quán, mặc đồ dân dã và chia sẻ cách nấu những món ăn quê quen thuộc. Tuy nhiên, điều đáng chú ý và gây ra tranh cãi nhiều nhất là giá cả của món ăn được đề cập trong các clip đều rất đắt đỏ, đến mức nhiều người phải ngỡ ngàng.

g2.png
Đĩa trứng rán ở quán ăn Cơm Quê Dượng Bầu có giá 110.000 đồng.

Quán cà phê Việt Nam ở Thái Lan gây xôn xao vì biển hiệu

Mạng xã hội Thái Lan xôn xao trước tấm biển hiệu quán cà phê Việt Nam sắp khai trương ở Bangkok, trong đó dòng chữ bằng tiếng Thái bị cho là mang tính mỉa mai.

Đầu tháng 6, mạng xã hội Thái Lan xôn xao trước hình ảnh một tấm biển hiệu của quán cà phê Việt Nam sắp khai trương tại Bangkok, trong đó dòng chữ bằng tiếng Thái bị cho là mang tính mỉa mai và thiếu tôn trọng.

Cụ thể, tấm biển viết bằng tiếng Thái tạm dịch là: "Ngày trước em chê anh nghèo, bây giờ anh đã mở một quán cà phê Việt Nam hoành tráng giữa lòng Bangkok rồi đấy! Em hối hận chưa?".

Người phụ nữ bơm thạch rau câu vào tôm hùm gây xôn xao

Hành vi bơm thạch rau câu trực tiếp vào tôm hùm đã chết rồi bán ra thị trường đang gây ra làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ trong cộng đồng mạng Việt Nam.

Ngày 8/6, Đội Quản lý thị trường số 4 - Chi cục Quản lý thị trường Phú Yên Phối hợp với Công an tỉnh Phú Yên kiểm tra Cơ sở kinh doanh thủy sản N.T.X. và phát hiện bà X là người trực tiếp dùng bơm tiêm đưa tạp chất (thạch rau câu) vào 45 kg tôm hùm đã chết.

avatar1749397503504-1749397504201969044550.jpg
Bà N.T.X. bơm tạp chất thạch rau câu vào 45kg tôm hùm đã chết

Đọc nhiều nhất

Tin mới