Sắp tới, 200 tấm thảm tuyệt hảo đến từ Cộng hòa hồi giáo Iran sẽ được trưng bày tại Triển lãm Thảm Ba Tư lần thứ hai tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam từ ngày 21 đến 23/11/2014 đánh dấu sự trở lại sản phẩm thảm Ba Tư sau thành công triển lãm năm 2009.
Theo ông Mohammad Ebrahim Hatamifar- Giám đốc Safa Carpet Gallery, những tấm thảm trưng này tại triển lãm lần này có mức giá từ 500 USD đến 2 triệu USD. Mức giá này khiến nhiều người thắc mắc tại sao những tấm thảm Ba Tư lại có giá cả cao "ngất ngưởng" như vậy.
Thảm Ba Tư là sản phẩm thủ công tinh xảo ra đời từ hơn 2.500 năm trước và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác trong các gia đình ở Iran. Trong lịch sử, Ba Tư đã trở thành trung tâm của nghề làm thảm, thậm chí nghề này đã phát triển thành một hình thức nghệ thuật.
Thảm Ba Tư truyền thống nổi tiếng về thiết kế, màu mắc, kích thước và kỹ thuật dệt. Ngoài ra, chúng cũng được biết đến bởi sự độc đáo trong từng tấm thảm.
Quá trình làm ra một tấm thảm Ba Tư chính là sự thể hiện tính kiên nhẫn, tỉ mỉ của những người thợ dệt thảm. Để tạo ra được một tấm thảm hoàn hảo, người thợ phải tỉ mẩn trong hàng triệu mũi dệt rất tinh tế, đồng thời, phải phân loại các sợi chỉ theo từng màu sắc trong số hàng trăm nhóm màu khác nhau.
Chính vì độ phức tạp và công phu đó mà mỗi tấm thảm có giá hàng ngàn, thậm chí hàng triệu USD, tùy theo kiểu dáng, kích thước và chất liệu. Trung bình, mỗi tấm thảm Ba Tư có giá khoảng từ 500 USD trở lên. Thảm Ba Tư được coi là biểu tượng của sự giàu có của Hoàng gia và các thương gia, những người thích thể hiện đẳng cấp.
Những chất liệu được ưu tiêu hàng đầu để dệt thảm Ba Tư là len, lụa, cotton. Do các sợi chất liệu của thảm đều được nhuộm bằng tất cả các loại cây, rễ cây và những thành phần từ thiên nhiên khác nhau (không dùng các loại hóa chất công nghiệp) nên các sản phẩm giữ được độ bền màu rất lâu.
Năm ngoái, một chiếc thảm Ba Tư quý hiếm 400 năm tuổi vừa được bán đấu giá tại New York, Mỹ với mức giá kỷ lục 33,7 triệu USD (khoảng 700 tỷ đồng). Chiếc thảm Ba Tư Sickle-Leaf đã đạt được mức giá kỷ lục 33,7 triệu USD tại phiên bán đấu giá Sotheby's hôm 5/6/2013. Người bán sản phẩm này là Corcoran Gallery of Art ở Washington, D.C. Tuy nhiên, danh tính của người mua chiếc thảm siêu đắt này đã được giữ kín.
Chiếc thảm Sickle-Leaf đã phá kỷ lục chiếc thảm Ba Tư đắt nhất thế giới giá 9,6 triệu USD được xác lập hồi tháng 4/2010. Khi đó trong một cuộc đấu giá do công ty bán đấu giá Christie's ở London (Anh) tổ chức, một người giấu tên đã trả giá 9,6 triệu USD để sở hữu một chiếc thảm Ba Tư.
Sắp tới, 200 tấm thảm tuyệt hảo đến từ Cộng hòa hồi giáo Iran sẽ được trưng bày tại Triển lãm Thảm Ba Tư lần thứ hai tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam từ ngày 21 đến 23/11/2014 đánh dấu sự trở lại sản phẩm thảm Ba Tư sau thành công triển lãm năm 2009.
Theo ông Mohammad Ebrahim Hatamifar- Giám đốc Safa Carpet Gallery, những tấm thảm trưng này tại triển lãm lần này có mức giá từ 500 USD đến 2 triệu USD. Mức giá này khiến nhiều người thắc mắc tại sao những tấm thảm Ba Tư lại có giá cả cao "ngất ngưởng" như vậy.
Thảm Ba Tư là sản phẩm thủ công tinh xảo ra đời từ hơn 2.500 năm trước và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác trong các gia đình ở Iran. Trong lịch sử, Ba Tư đã trở thành trung tâm của nghề làm thảm, thậm chí nghề này đã phát triển thành một hình thức nghệ thuật.
Thảm Ba Tư truyền thống nổi tiếng về thiết kế, màu mắc, kích thước và kỹ thuật dệt. Ngoài ra, chúng cũng được biết đến bởi sự độc đáo trong từng tấm thảm.
Quá trình làm ra một tấm thảm Ba Tư chính là sự thể hiện tính kiên nhẫn, tỉ mỉ của những người thợ dệt thảm. Để tạo ra được một tấm thảm hoàn hảo, người thợ phải tỉ mẩn trong hàng triệu mũi dệt rất tinh tế, đồng thời, phải phân loại các sợi chỉ theo từng màu sắc trong số hàng trăm nhóm màu khác nhau.
Chính vì độ phức tạp và công phu đó mà mỗi tấm thảm có giá hàng ngàn, thậm chí hàng triệu USD, tùy theo kiểu dáng, kích thước và chất liệu. Trung bình, mỗi tấm thảm Ba Tư có giá khoảng từ 500 USD trở lên. Thảm Ba Tư được coi là biểu tượng của sự giàu có của Hoàng gia và các thương gia, những người thích thể hiện đẳng cấp.
Những chất liệu được ưu tiêu hàng đầu để dệt thảm Ba Tư là len, lụa, cotton. Do các sợi chất liệu của thảm đều được nhuộm bằng tất cả các loại cây, rễ cây và những thành phần từ thiên nhiên khác nhau (không dùng các loại hóa chất công nghiệp) nên các sản phẩm giữ được độ bền màu rất lâu.
Năm ngoái, một chiếc thảm Ba Tư quý hiếm 400 năm tuổi vừa được bán đấu giá tại New York, Mỹ với mức giá kỷ lục 33,7 triệu USD (khoảng 700 tỷ đồng). Chiếc thảm Ba Tư Sickle-Leaf đã đạt được mức giá kỷ lục 33,7 triệu USD tại phiên bán đấu giá Sotheby's hôm 5/6/2013. Người bán sản phẩm này là Corcoran Gallery of Art ở Washington, D.C. Tuy nhiên, danh tính của người mua chiếc thảm siêu đắt này đã được giữ kín.
Chiếc thảm Sickle-Leaf đã phá kỷ lục chiếc thảm Ba Tư đắt nhất thế giới giá 9,6 triệu USD được xác lập hồi tháng 4/2010. Khi đó trong một cuộc đấu giá do công ty bán đấu giá Christie's ở London (Anh) tổ chức, một người giấu tên đã trả giá 9,6 triệu USD để sở hữu một chiếc thảm Ba Tư.