Nếu một lần được ghé thăm nhà chị Ngoan, mọi người sẽ không khỏi bất ngờ khi khoảng sân thượng khá nhỏ được người phụ nữ đảm đang này sắp xếp hợp lý để trồng được hơn 100 gốc hồng. Chăm hồng không quản ngày đêm, không quản mệt nhọc, có khi bị gai đâm chảy máu, tay đầy sẹo do gai của hoa nhưng niềm hạnh phúc chẳng thể đánh đổi được của chị chính là ngắm nhìn vườn hồng trên cao của mình nở rực rỡ, tỏa hương thơm dịu dàng.Chị Ngoan có niềm đam mê bất tận với hoa hồng.Ngoài chăm sóc 3 con nhỏ, chị luôn dành thời gian cho niềm đam mê cây và hoa của mình.Chị Ngoan vô cùng yêu thiên nhiên, yêu thích trồng cây. Trước đây vì bận công việc, chăm sóc con nhỏ nên chị chưa có nhiều thời gian để hiện thực hóa ước mơ của mình, đó là sở hữu một ngôi nhà đầy hoa. Vì thế, 2 năm trở lại đây, khi con đã lớn hơn một chút, chị Ngoan cố gắng cân bằng công việc và gia đình để có thêm thời gian chăm sóc những gốc hồng. Khác với mọi người, chị Ngoan không mua hồng khi đã lớn và phát triển ổn định. Chị rất thích những cây hồng nhỏ. Chị cảm thấy hào hứng khi được chăm sóc và ngắm nhìn chúng lớn lên mỗi ngày, đẻ cành đẻ nhánh, ra nụ ra hoa.Chủ nhân của khu vườn chia sẻ: “Thời gian đầu, do mình trồng trên sân thượng phía Tây nắng gắt, thêm mưa bão quật cây, xô đổ vỡ chậu. Thêm việc vận chuyển đất, phân lên tầng khá khó khăn, mệt nhọc, tốn thời gian. Đôi lúc cũng cảm thấy mệt nhưng mình chưa nản chí. Mình đã khắc phục bằng cách trộn giá thể nhẹ bớt đi, giúp đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng để trồng hồng gồm có đất thịt, trấu tươi và phân mùn. Cách làm này cũng giúp việc vận chuyển trở nên đơn giản hơn”. Vườn sân thượng nhà chị Ngoan hiện tại có khoảng hơn 100 loại, chủ yếu là hồng ngoại. Hồng cổ bao gồm cổ Sapa, Bạch xếp, hồng điều, Bạch Ho, cổ Sơn La, cổ Hải Phòng, hồng nhung Sa đéc.Để khắc phục tình trạng trồng hồng trên sân thượng có nền nhiệt thường xuyên trên 40 độ vào mùa hè, chị Ngoan thường tranh thủ dậy thật sớm để tưới thật đẫm nước. Buổi trưa chị cũng tranh thủ chạy về để tưới thêm. Chiều sau khi đi làm về, khoảng 6h chị lại lên sân thượng tưới nước. Nhờ cách làm đơn giản này, độ ẩm của đất và cây luôn được duy trì, giúp cây tránh bị còi cọc, sâu bệnh. Chị Ngoan chia sẻ về cách chăm hồng: “Hồng là loài cây ăn tạp, trồng trong chậu nên dinh dưỡng nuôi cây đều do mình tạo ra hết, không như trồng ở vườn có thể tự hút dinh dưỡng từ đất. Vì thế, mình thường tưới phân định kỳ 4 ngày/ lần, luân phiên các loại phân khác nhau như đậu tương ngâm, phân cá, phân bò, phân gà hoai mục, phân dơi… Bên cạnh đó, cần lưu ý tỉ lệ phân hoai mục nhiều sẽ làm đất tơi xốp, rất tốt cho cây phát triển mà không bị sốc phân”.Vào những ngày mùa hè, sân thượng của gia đình chị Ngoan vẫn có hồng nở rực rỡ, lá xanh tốt. Bí quyết được chị tiết lộ đó là hạn chế bón các loại phân phía trên mà thường xay chuối chín tưới gốc, trộn hỗn hợp bia, trứng gà và đu đủ chín để bón cho từng gốc hoa. Hàng ngày, chị Ngoan luôn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, tràn đầy năng lượng. Mặc dù khối lượng công việc khá nhiều, từ việc công sở đến tự tay chăm sóc 3 con. Khi các con ngủ, chị lại lên sân thượng, soi đèn bắt sâu, tỉa lá, xới đất… Công việc ấy có mệt nhọc, vất vả nhưng luôn mang đến cho chị thật nhiều cảm hứng để sống tốt hơn, an yên hơn từng ngày.
Nếu một lần được ghé thăm nhà chị Ngoan, mọi người sẽ không khỏi bất ngờ khi khoảng sân thượng khá nhỏ được người phụ nữ đảm đang này sắp xếp hợp lý để trồng được hơn 100 gốc hồng. Chăm hồng không quản ngày đêm, không quản mệt nhọc, có khi bị gai đâm chảy máu, tay đầy sẹo do gai của hoa nhưng niềm hạnh phúc chẳng thể đánh đổi được của chị chính là ngắm nhìn vườn hồng trên cao của mình nở rực rỡ, tỏa hương thơm dịu dàng.
Chị Ngoan có niềm đam mê bất tận với hoa hồng.
Ngoài chăm sóc 3 con nhỏ, chị luôn dành thời gian cho niềm đam mê cây và hoa của mình.
Chị Ngoan vô cùng yêu thiên nhiên, yêu thích trồng cây. Trước đây vì bận công việc, chăm sóc con nhỏ nên chị chưa có nhiều thời gian để hiện thực hóa ước mơ của mình, đó là sở hữu một ngôi nhà đầy hoa. Vì thế, 2 năm trở lại đây, khi con đã lớn hơn một chút, chị Ngoan cố gắng cân bằng công việc và gia đình để có thêm thời gian chăm sóc những gốc hồng. Khác với mọi người, chị Ngoan không mua hồng khi đã lớn và phát triển ổn định. Chị rất thích những cây hồng nhỏ. Chị cảm thấy hào hứng khi được chăm sóc và ngắm nhìn chúng lớn lên mỗi ngày, đẻ cành đẻ nhánh, ra nụ ra hoa.
Chủ nhân của khu vườn chia sẻ: “Thời gian đầu, do mình trồng trên sân thượng phía Tây nắng gắt, thêm mưa bão quật cây, xô đổ vỡ chậu. Thêm việc vận chuyển đất, phân lên tầng khá khó khăn, mệt nhọc, tốn thời gian. Đôi lúc cũng cảm thấy mệt nhưng mình chưa nản chí. Mình đã khắc phục bằng cách trộn giá thể nhẹ bớt đi, giúp đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng để trồng hồng gồm có đất thịt, trấu tươi và phân mùn. Cách làm này cũng giúp việc vận chuyển trở nên đơn giản hơn”. Vườn sân thượng nhà chị Ngoan hiện tại có khoảng hơn 100 loại, chủ yếu là hồng ngoại. Hồng cổ bao gồm cổ Sapa, Bạch xếp, hồng điều, Bạch Ho, cổ Sơn La, cổ Hải Phòng, hồng nhung Sa đéc.
Để khắc phục tình trạng trồng hồng trên sân thượng có nền nhiệt thường xuyên trên 40 độ vào mùa hè, chị Ngoan thường tranh thủ dậy thật sớm để tưới thật đẫm nước. Buổi trưa chị cũng tranh thủ chạy về để tưới thêm. Chiều sau khi đi làm về, khoảng 6h chị lại lên sân thượng tưới nước. Nhờ cách làm đơn giản này, độ ẩm của đất và cây luôn được duy trì, giúp cây tránh bị còi cọc, sâu bệnh. Chị Ngoan chia sẻ về cách chăm hồng: “Hồng là loài cây ăn tạp, trồng trong chậu nên dinh dưỡng nuôi cây đều do mình tạo ra hết, không như trồng ở vườn có thể tự hút dinh dưỡng từ đất. Vì thế, mình thường tưới phân định kỳ 4 ngày/ lần, luân phiên các loại phân khác nhau như đậu tương ngâm, phân cá, phân bò, phân gà hoai mục, phân dơi… Bên cạnh đó, cần lưu ý tỉ lệ phân hoai mục nhiều sẽ làm đất tơi xốp, rất tốt cho cây phát triển mà không bị sốc phân”.
Vào những ngày mùa hè, sân thượng của gia đình chị Ngoan vẫn có hồng nở rực rỡ, lá xanh tốt. Bí quyết được chị tiết lộ đó là hạn chế bón các loại phân phía trên mà thường xay chuối chín tưới gốc, trộn hỗn hợp bia, trứng gà và đu đủ chín để bón cho từng gốc hoa. Hàng ngày, chị Ngoan luôn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, tràn đầy năng lượng. Mặc dù khối lượng công việc khá nhiều, từ việc công sở đến tự tay chăm sóc 3 con. Khi các con ngủ, chị lại lên sân thượng, soi đèn bắt sâu, tỉa lá, xới đất… Công việc ấy có mệt nhọc, vất vả nhưng luôn mang đến cho chị thật nhiều cảm hứng để sống tốt hơn, an yên hơn từng ngày.