Dùng kệ mở cao để sắp xếp nhà bếp: Một chiếc kệ cao không có vách ngăn, không cửa vừa giúp bạn để được nhiều đồ hơn, lại vừa giúp đánh lừa thị giác, khiến phòng bếp như cao hơn. Hơn nữa, Kệ trống có thể nhìn xuyên qua nên không có cảm giác chiếm chỗ. Kiểu kệ này đặc biệt phù hợp với những phòng bếp nhỏ hẹp. Dùng sọt: Nếu không còn chỗ treo, hãy để tất cả các vật dụng cồng kềnh như khay, thớt, giá,... vào một chiếc sọt có nan thưa, nếu có nắp đậy nữa thì càng tiện. Đựng đồ trong sọt nan thưa đảm bảo ráo nước, vệ sinh, gọn gàng và chiếc sọt lạ mắt còn có thể làm đẹp thêm cho phòng bếp của bạn. Ngăn kéo trượt: Trong những thiết kế nội thất cho không gian nhỏ hẹp, ngăn kéo trượt luôn được các nhà thiết kế ưu tiên sử dụng vì tính tiện dụng của nó. Với ngăn tủ thông thường, mọi người hay có thói quen chỉ xếp đồ ở phía ngoài để tiện lấy, những món đồ xếp sâu bên trong thường dễ bị lãng quên, và khi muốn lấy ra cũng rất vướng víu. Nhưng với ngăn kéo trượt, mọi thứ đều có thể lấy ra dễ dàng, người sử dụng có thể tận dụng tối đa diện tích của ngăn tủ. Ghế xoay: Nếu phòng bếp của bạn có diện tích rất hạn chế, bạn nên giản lược các loại đồ đạc, sử dụng các vật dụng có thể gấp gọn hoặc xếp khít vào nhau. Ví dụ như những chiếc ghế ăn, được thiết kế bắn trực tiếp vào bàn ăn, với bản lề có thể xoay ra xoay vào như một cánh cửa, không chỉ tiết kiệm diện tích mà còn giúp bàn ăn của bạn độc đáo có 1-0-2. Cửa gỗ giả để treo đồ: Tận dụng cánh cửa gỗ cũ làm một cái giá treo đồ cũng là một ý tưởng vô cùng sáng tạo. Dọc theo chiều cao của cánh cửa, bạn có thể móc rất nhiều đồ đạc lên đó. Có thêm một cánh cửa giả trong phòng, chắc chắn sẽ có không ít người bị “lừa”, lầm tưởng phía sau còn một không gian nữa. Kệ âm: Khoảng không gian phía dưới tủ bếp có thể tận dụng làm tủ chứa. Chỉ bằng những giá ngang đóng sát tường không tốn nhiều diện tích nhưng có thể giúp bạn chứa thêm rất rất nhiều đồ nữa. Hộp chứa lớn: Nhiều người cho rằng các loại hộp, chai, lọ thường rất tốn diện tích và lỉnh kỉnh, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Melisa, một blogger nổi tiếng về tư vấn nội thất khuyên nên đóng kệ thay vì đóng tủ, và dùng hộp nhựa lớn để chứa các hộp nhỏ hoặc túi mềm, phân loại thành từng nhóm và dán nhãn, vừa sạch sẽ vừa dễ tìm. Giá gài: Thay vì úp bát đĩa theo phong cách truyền thống, những chiếc giá gài sáng tạo như ảnh có thể giúp bạn xếp được nhiều bát đĩa hơn. Các chốt gỗ có thể di chuyển dễ dàng, để phù hợp với kích thước các món đồ. Mặt bàn lõm: Một mặt bàn được thiết kế hơi lõm có thể thay thế cho một chiếc đĩa đựng hoa quả lại không tốn diện tích. Phần lõm này còn được tận dụng để đựng trứng hay các loại hoa quả tròn trong lúc nấu nướng mà không lo quả bị lăn đi. Cửa gấp hoặc cửa trượt: Với những căn hộ có không gian quá hẹp, không thể chia phòng thì gian bếp nên ngăn ra bằng một cánh cửa gấp hoặc cửa trượt. Khi đóng vào, cánh cửa chỉ giống một tấm bình phong ngăn cách mà khi mở ra cũng không tốn nhiều diện tích.
Dùng kệ mở cao để sắp xếp nhà bếp: Một chiếc kệ cao không có vách ngăn, không cửa vừa giúp bạn để được nhiều đồ hơn, lại vừa giúp đánh lừa thị giác, khiến phòng bếp như cao hơn. Hơn nữa, Kệ trống có thể nhìn xuyên qua nên không có cảm giác chiếm chỗ. Kiểu kệ này đặc biệt phù hợp với những phòng bếp nhỏ hẹp.
Dùng sọt: Nếu không còn chỗ treo, hãy để tất cả các vật dụng cồng kềnh như khay, thớt, giá,... vào một chiếc sọt có nan thưa, nếu có nắp đậy nữa thì càng tiện. Đựng đồ trong sọt nan thưa đảm bảo ráo nước, vệ sinh, gọn gàng và chiếc sọt lạ mắt còn có thể làm đẹp thêm cho phòng bếp của bạn.
Ngăn kéo trượt: Trong những thiết kế nội thất cho không gian nhỏ hẹp, ngăn kéo trượt luôn được các nhà thiết kế ưu tiên sử dụng vì tính tiện dụng của nó. Với ngăn tủ thông thường, mọi người hay có thói quen chỉ xếp đồ ở phía ngoài để tiện lấy, những món đồ xếp sâu bên trong thường dễ bị lãng quên, và khi muốn lấy ra cũng rất vướng víu. Nhưng với ngăn kéo trượt, mọi thứ đều có thể lấy ra dễ dàng, người sử dụng có thể tận dụng tối đa diện tích của ngăn tủ.
Ghế xoay: Nếu phòng bếp của bạn có diện tích rất hạn chế, bạn nên giản lược các loại đồ đạc, sử dụng các vật dụng có thể gấp gọn hoặc xếp khít vào nhau. Ví dụ như những chiếc ghế ăn, được thiết kế bắn trực tiếp vào bàn ăn, với bản lề có thể xoay ra xoay vào như một cánh cửa, không chỉ tiết kiệm diện tích mà còn giúp bàn ăn của bạn độc đáo có 1-0-2.
Cửa gỗ giả để treo đồ: Tận dụng cánh cửa gỗ cũ làm một cái giá treo đồ cũng là một ý tưởng vô cùng sáng tạo. Dọc theo chiều cao của cánh cửa, bạn có thể móc rất nhiều đồ đạc lên đó. Có thêm một cánh cửa giả trong phòng, chắc chắn sẽ có không ít người bị “lừa”, lầm tưởng phía sau còn một không gian nữa.
Kệ âm: Khoảng không gian phía dưới tủ bếp có thể tận dụng làm tủ chứa. Chỉ bằng những giá ngang đóng sát tường không tốn nhiều diện tích nhưng có thể giúp bạn chứa thêm rất rất nhiều đồ nữa.
Hộp chứa lớn: Nhiều người cho rằng các loại hộp, chai, lọ thường rất tốn diện tích và lỉnh kỉnh, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Melisa, một blogger nổi tiếng về tư vấn nội thất khuyên nên đóng kệ thay vì đóng tủ, và dùng hộp nhựa lớn để chứa các hộp nhỏ hoặc túi mềm, phân loại thành từng nhóm và dán nhãn, vừa sạch sẽ vừa dễ tìm.
Giá gài: Thay vì úp bát đĩa theo phong cách truyền thống, những chiếc giá gài sáng tạo như ảnh có thể giúp bạn xếp được nhiều bát đĩa hơn. Các chốt gỗ có thể di chuyển dễ dàng, để phù hợp với kích thước các món đồ.
Mặt bàn lõm: Một mặt bàn được thiết kế hơi lõm có thể thay thế cho một chiếc đĩa đựng hoa quả lại không tốn diện tích. Phần lõm này còn được tận dụng để đựng trứng hay các loại hoa quả tròn trong lúc nấu nướng mà không lo quả bị lăn đi.
Cửa gấp hoặc cửa trượt: Với những căn hộ có không gian quá hẹp, không thể chia phòng thì gian bếp nên ngăn ra bằng một cánh cửa gấp hoặc cửa trượt. Khi đóng vào, cánh cửa chỉ giống một tấm bình phong ngăn cách mà khi mở ra cũng không tốn nhiều diện tích.