Toạ lạc ở thành phố Kisarazu của tỉnh Chiba, Nhật Bản, thiên đường hoa của doanh nhân Ngô Hùng Lâm rộng gần 2.000m2 với khoảng 1.000 loại hoa được ươm trồng và trưng bày.Ông Lâm không nhớ nổi tên các loại hoa bằng tiếng Việt, nhưng lại rành rẽ như lòng bàn tay tên và ý nghĩa các loại hoa bằng tiếng Nhật.Ở vùng Kanto, tiệm hoa của ông Lâm nổi tiếng không chỉ bởi nhiều hoa đẹp mà bàn tay khéo léo của ông chủ. Tiệm của ông Lâm là địa chỉ gần như duy nhất ở quận ông sống nhận đơn hàng cắm hoa theo phong thuỷ.Nổi tiếng gắn liền với các loại hoa, ông Lâm được giới doanh nhân ở Chiba, đặc biệt là các thành viên của Câu lạc bộ Lions gọi ông bằng cái tên Fuji- tên của loài hoa tử đằng. Nhiều thế hệ người Việt sinh sống ở Nhật Bản cũng gọi ông bằng cái tên thân thương này “chú Fuji”.Doanh nhân Ngô Hùng Lâm bén duyên với hoa khi ông còn đang kinh doanh các loại đồ gốm sứ được làm từ làng gốm Việt Bát Tràng rất được khách hàng Nhật ưa chuộng.Từ gợi ý của vợ, sao không cắm hoa vào các bình gốm cho sinh động khi trưng bày và ông đã làm vậy.Nhưng thật bất ngờ, khách hàng Nhật khi ghé tiệm mua gốm lại rất thích thú với những bình hoa ông Lâm cắm trong bình gốm, họ hỏi mua hoa ngày càng nhiều, từ đó ông bắt đầu trồng và bán thêm hoa.Bí quyết trồng hoa đẹp của ông Lâm rất đơn giản mà theo ông cũng giống như nguyên tắc của bất kỳ nhà nông nào ở Nhật trồng cây trái. Đó là: Đất và tâm.Ông Ngô Hùng Lâm nói rằng, để hoa nhanh lớn, nở bông đẹp, ngoài đất tốt, sạch ra, ông thường xuyên trò chuyện với hoa mỗi khi tưới nước.Các nhân viên người Nhật của ông ở tiệm cũng thường xuyên chăm sóc hoa theo cách này.Ông Lâm cho hay, ông đang trồng một loại hoa cúc mới, mỗi khi tưới nước cho hoa cúc, ông đều trò chuyện: "Cúc à, mày uống nước cho nhanh lớn, nở bông thật đẹp nghen!".Doanh nhân Ngô Hùng Lâm (áo khoác trắng ngoài cùng bên phải) dí dỏm: "Với hoa hồng cũng vậy, tôi cũng gọi tên chúng riết và đôi lần không khỏi bị vợ ...ghen vì tưởng gọi nhầm tên của mỹ nhân nào".Ngoài niềm đam mê với hoa, ông Ngô Hùng Lâm còn là cố vấn cho công ty Intrase, đã giúp tạo ra được nhiều việc làm cho các du học sinh ở Nhật.
Toạ lạc ở thành phố Kisarazu của tỉnh Chiba, Nhật Bản, thiên đường hoa của doanh nhân Ngô Hùng Lâm rộng gần 2.000m2 với khoảng 1.000 loại hoa được ươm trồng và trưng bày.
Ông Lâm không nhớ nổi tên các loại hoa bằng tiếng Việt, nhưng lại rành rẽ như lòng bàn tay tên và ý nghĩa các loại hoa bằng tiếng Nhật.
Ở vùng Kanto, tiệm hoa của ông Lâm nổi tiếng không chỉ bởi nhiều hoa đẹp mà bàn tay khéo léo của ông chủ. Tiệm của ông Lâm là địa chỉ gần như duy nhất ở quận ông sống nhận đơn hàng cắm hoa theo phong thuỷ.
Nổi tiếng gắn liền với các loại hoa, ông Lâm được giới doanh nhân ở Chiba, đặc biệt là các thành viên của Câu lạc bộ Lions gọi ông bằng cái tên Fuji- tên của loài hoa tử đằng. Nhiều thế hệ người Việt sinh sống ở Nhật Bản cũng gọi ông bằng cái tên thân thương này “chú Fuji”.
Doanh nhân Ngô Hùng Lâm bén duyên với hoa khi ông còn đang kinh doanh các loại đồ gốm sứ được làm từ làng gốm Việt Bát Tràng rất được khách hàng Nhật ưa chuộng.
Từ gợi ý của vợ, sao không cắm hoa vào các bình gốm cho sinh động khi trưng bày và ông đã làm vậy.
Nhưng thật bất ngờ, khách hàng Nhật khi ghé tiệm mua gốm lại rất thích thú với những bình hoa ông Lâm cắm trong bình gốm, họ hỏi mua hoa ngày càng nhiều, từ đó ông bắt đầu trồng và bán thêm hoa.
Bí quyết trồng hoa đẹp của ông Lâm rất đơn giản mà theo ông cũng giống như nguyên tắc của bất kỳ nhà nông nào ở Nhật trồng cây trái. Đó là: Đất và tâm.
Ông Ngô Hùng Lâm nói rằng, để hoa nhanh lớn, nở bông đẹp, ngoài đất tốt, sạch ra, ông thường xuyên trò chuyện với hoa mỗi khi tưới nước.
Các nhân viên người Nhật của ông ở tiệm cũng thường xuyên chăm sóc hoa theo cách này.
Ông Lâm cho hay, ông đang trồng một loại hoa cúc mới, mỗi khi tưới nước cho hoa cúc, ông đều trò chuyện: "Cúc à, mày uống nước cho nhanh lớn, nở bông thật đẹp nghen!".
Doanh nhân Ngô Hùng Lâm (áo khoác trắng ngoài cùng bên phải) dí dỏm: "Với hoa hồng cũng vậy, tôi cũng gọi tên chúng riết và đôi lần không khỏi bị vợ ...ghen vì tưởng gọi nhầm tên của mỹ nhân nào".
Ngoài niềm đam mê với hoa, ông Ngô Hùng Lâm còn là cố vấn cho công ty Intrase, đã giúp tạo ra được nhiều việc làm cho các du học sinh ở Nhật.