Mục đích của thiết kế giếng trời là lấy sáng. Vì vậy, tại khu vực này, ánh nắng tự nhiên tác động trực tiếp vào bên trong. Nếu phía dưới là cầu thang gỗ hoặc sàn gỗ thì sẽ bị hư hại không nhỏ. Ảnh: TaiphucoVới trường hợp này, gia chủ nên cân nhắc vật liệu sử dụng sao cho đẹp và bền. Thay vì gỗ, có thể dùng gạch ốp lát, sàn đá hoa cương. Ảnh: InternetNếu vẫn muốn sử dụng chất liệu gỗ, có thể điều chỉnh hướng nắng hoặc có phương án cản nhiệt thích hợp. Ảnh: TonthephunglanNếu tính sai hướng chiếu sáng của giếng trời, nhà sẽ bị nóng. Do đó, cần xem bố cục của ngôi nhà (độ dài, rộng, cao) và hướng mặt trời để đề xuất vị trí và hình dạng giếng trời, sao cho vừa lấy được sáng nhưng không bị chiếu trực tiếp vào các không gian sinh hoạt khác. Ảnh: InternetĐể đối phó với thời tiết nắng nóng của mùa hè, nên tính tới việc thiết kế các khe giếng có kích thước vừa đủ, tránh lượng ánh sáng tự nhiên vào nhà quá nhiều, khiến nhà nóng lên. Ảnh: TopmartVới thiết kế giếng trời mở, trường hợp dột, mưa tạt do không che chắn hợp lý hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là khi mưa tạt nghiêng. Ảnh: TopmartTheo đó, có thể lợp một tấm kính cường lực để cản lại mưa gió bên ngoài hoặc bố trí miệng giếng trời theo kiểu thông gió ngang để hạn chế mưa hắt. Ảnh: TopmartGiếng trời được xây giống như một cái ống và có khả năng vang dội âm thanh. Âm thanh có thể truyền đến nhiều vị trí trong nhà, ảnh hưởng đến mọi người. Ảnh: InternetĐể giảm độ vang trong không gian giếng trời, gia chủ cần giảm bớt sử dụng bề mặt phẳng và nhẵn trong không gian có tính liên thông. Cụ thể, cần có một số mảng nhám, sần để tiêu âm như dùng sơn gai, ốp đá tự nhiên, gạch thẻ, gạch trần. Ảnh: InternetNgoài ra, cũng có thể sử dụng các vật liệu tiêu âm (gỗ tiêu âm, mút trứng, mút gai) hoặc vật liệu hỗ trợ tiêu âm (cao su non, cao su lưu hóa. Ảnh: InternetTrồng cây xanh cũng được xem là giải pháp giảm bớt phát xạ âm thanh trong không gian. Ảnh: Internet
Mục đích của thiết kế giếng trời là lấy sáng. Vì vậy, tại khu vực này, ánh nắng tự nhiên tác động trực tiếp vào bên trong. Nếu phía dưới là cầu thang gỗ hoặc sàn gỗ thì sẽ bị hư hại không nhỏ. Ảnh: Taiphuco
Với trường hợp này, gia chủ nên cân nhắc vật liệu sử dụng sao cho đẹp và bền. Thay vì gỗ, có thể dùng gạch ốp lát, sàn đá hoa cương. Ảnh: Internet
Nếu vẫn muốn sử dụng chất liệu gỗ, có thể điều chỉnh hướng nắng hoặc có phương án cản nhiệt thích hợp. Ảnh: Tonthephunglan
Nếu tính sai hướng chiếu sáng của giếng trời, nhà sẽ bị nóng. Do đó, cần xem bố cục của ngôi nhà (độ dài, rộng, cao) và hướng mặt trời để đề xuất vị trí và hình dạng giếng trời, sao cho vừa lấy được sáng nhưng không bị chiếu trực tiếp vào các không gian sinh hoạt khác. Ảnh: Internet
Để đối phó với thời tiết nắng nóng của mùa hè, nên tính tới việc thiết kế các khe giếng có kích thước vừa đủ, tránh lượng ánh sáng tự nhiên vào nhà quá nhiều, khiến nhà nóng lên. Ảnh: Topmart
Với thiết kế giếng trời mở, trường hợp dột, mưa tạt do không che chắn hợp lý hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là khi mưa tạt nghiêng. Ảnh: Topmart
Theo đó, có thể lợp một tấm kính cường lực để cản lại mưa gió bên ngoài hoặc bố trí miệng giếng trời theo kiểu thông gió ngang để hạn chế mưa hắt. Ảnh: Topmart
Giếng trời được xây giống như một cái ống và có khả năng vang dội âm thanh. Âm thanh có thể truyền đến nhiều vị trí trong nhà, ảnh hưởng đến mọi người. Ảnh: Internet
Để giảm độ vang trong không gian giếng trời, gia chủ cần giảm bớt sử dụng bề mặt phẳng và nhẵn trong không gian có tính liên thông. Cụ thể, cần có một số mảng nhám, sần để tiêu âm như dùng sơn gai, ốp đá tự nhiên, gạch thẻ, gạch trần. Ảnh: Internet
Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các vật liệu tiêu âm (gỗ tiêu âm, mút trứng, mút gai) hoặc vật liệu hỗ trợ tiêu âm (cao su non, cao su lưu hóa. Ảnh: Internet
Trồng cây xanh cũng được xem là giải pháp giảm bớt phát xạ âm thanh trong không gian. Ảnh: Internet