Bất cứ ai đến thăm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô (Sơn Tây - Hà Nội) đều không khỏi trầm trồ ngắm nhìn quần thể mang đậm kiến trúc Khmer. Được xây dựng theo nguyên mẫu ngôi chùa K’Leang ở Sóc Trăng, công trình là điểm sáng về phục dựng dấu ấn kiến trúc mang nét đặc sắc.Toàn bộ dấu ấn của kiến trúc Khmer lần đầu tiên hiện diện trên đất Hà Nội. Lớp mái ngói vẩy cá, các ngọn tháp, bức phù điêu tinh xảo được sơn nhũ vàng, trở nên sinh động, ấn tượng.Nghệ thuật điêu khắc, trang trí tại đây tập trung chủ yếu ở ngôi chính điện. Ở đây, các bức phù điêu trang trí đều có một câu chuyện dăn dạy về cuộc sống. Nóc nhà được trạm trổ rất cầu kỳ, các mang đậm tín ngưỡng Khmer như hoa lá, bức tượng các vị thần có ảnh hưởng tới cuộc sống con người, góc mái có gắn tượng rắn hoặc rồng. Mái gồm 3 cấp, nhô cao và dốc, song mang dáng vẻ cân đối, vững chãi, đẹp mắt.Các họa tiết như hoa dây, hoa cúc, hoa reang được trang trí trên các bệ cửa, phù điêu, riềm tường... từ giản đơn đến phức tạp, song lại là những nét đặc trưng của mỹ thuật cổ điển Khmer. Trong hình là khu Sala (lễ đường).Nghệ nhân Lý Lết ở Sóc Trăng, người hỗ trợ phục dựng công trình chia sẻ "4 mẫu hoa của người Khmer gồm hoa lá, hiên hoa lửa, hoa văn Angkor, và hoa văn Chăm-ro đều được áp dụng vào công trình".Bên ngoài khu chính điện, các tháp lớn nhỏ với chân tháp khá rộng, hình vuông, được sơn màu vàng nổi bật trong khu vườn thiên nhiên. Chị Phương Thảo (nhân viên hành chính) chia sẻ khi đến đây: "Không cần phải đi vào miền trong mà vẫn được ngắm kiến trúc của người Khmer ngay tại Hà Nội, đúng là không gì ý nghĩa bằng".
Cùng nằm trong khuôn khổ làng văn hóa các dân tộc, công trình dựa trên nguyên mẫu là tháp Po Klong Garai tại Phan Rang cũng gây ấn tượng mạnh mẽ về kiến trúc Chăm. Đây là một trong những quần thể tháp đẹp nhất của người Chăm được tái hiện ở Hà Nội, sử dụng hai vật liệu chính là gạch và dầu rái. Mỗi tháp kết cấu 3 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ dần và kết thúc bằng một Linga bằng đá trên nóc tháp.Tháp Chăm đẹp ấn tượng ở các bức tượng điêu khắc và kỹ thuật sử dụng vật liệu gạch xây dựng. Dù gặp mưa gió, gạch không thấm nước, nhanh khô và không bị rêu phong.
Bất cứ ai đến thăm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô (Sơn Tây - Hà Nội) đều không khỏi trầm trồ ngắm nhìn quần thể mang đậm kiến trúc Khmer. Được xây dựng theo nguyên mẫu ngôi chùa K’Leang ở Sóc Trăng,
công trình là điểm sáng về phục dựng dấu ấn kiến trúc mang nét đặc sắc.
Toàn bộ dấu ấn của kiến trúc Khmer lần đầu tiên hiện diện trên đất Hà Nội. Lớp mái ngói vẩy cá, các ngọn tháp, bức phù điêu tinh xảo được sơn nhũ vàng, trở nên sinh động, ấn tượng.
Nghệ thuật điêu khắc, trang trí tại đây tập trung chủ yếu ở ngôi chính điện. Ở đây, các bức phù điêu trang trí đều có một câu chuyện dăn dạy về cuộc sống.
Nóc nhà được trạm trổ rất cầu kỳ, các mang đậm tín ngưỡng Khmer như hoa lá, bức tượng các vị thần có ảnh hưởng tới cuộc sống con người, góc mái có gắn tượng rắn hoặc rồng. Mái gồm 3 cấp, nhô cao và dốc, song mang dáng vẻ cân đối, vững chãi, đẹp mắt.
Các họa tiết như hoa dây, hoa cúc, hoa reang được trang trí trên các bệ cửa, phù điêu, riềm tường... từ giản đơn đến phức tạp, song lại là những nét đặc trưng của mỹ thuật cổ điển Khmer. Trong hình là khu Sala (lễ đường).
Nghệ nhân Lý Lết ở Sóc Trăng, người hỗ trợ phục dựng công trình chia sẻ "4 mẫu hoa của người Khmer gồm hoa lá, hiên hoa lửa, hoa văn Angkor, và hoa văn Chăm-ro đều được áp dụng vào công trình".
Bên ngoài khu chính điện, các tháp lớn nhỏ với chân tháp khá rộng, hình vuông, được sơn màu vàng nổi bật trong khu vườn thiên nhiên. Chị Phương Thảo (nhân viên hành chính) chia sẻ khi đến đây: "Không cần phải đi vào miền trong mà vẫn được ngắm kiến trúc của người Khmer ngay tại Hà Nội, đúng là không gì ý nghĩa bằng".
Cùng nằm trong khuôn khổ làng văn hóa các dân tộc, công trình dựa trên nguyên mẫu là tháp Po Klong Garai tại Phan Rang cũng gây ấn tượng mạnh mẽ về kiến trúc Chăm.
Đây là một trong những quần thể tháp đẹp nhất của người Chăm được tái hiện ở Hà Nội, sử dụng hai vật liệu chính là gạch và dầu rái. Mỗi tháp kết cấu 3 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ dần và kết thúc bằng một Linga bằng đá trên nóc tháp.
Tháp Chăm đẹp ấn tượng ở các bức tượng điêu khắc và kỹ thuật sử dụng vật liệu gạch xây dựng. Dù gặp mưa gió, gạch không thấm nước, nhanh khô và không bị rêu phong.