Công trình “House for Trees” (Nhà phủ xanh) của kiến trúc sư Việt Nam Võ Trọng Nghĩa từng xuất hiện nhiều lần trên các tạp chí kiến trúc danh tiếng như Archdaily, Dezeen....Thậm chí, ngôi nhà phủ xanh này còn được vinh danh tại Liên hoan Kiến trúc Thế giới 2014 - một trong những chương trình giải thưởng uy tín nhất trong lĩnh vực kiến trúc.“House for Trees” do KTS nổi tiếng Võ Trọng Nghĩa cùng hai cộng sự người Nhật Bản là Masaaki Iwamoto và Kosuke Nishijima thiết kế tại quận Tân Bình, TP HCM.Dựa trên ý tưởng những chậu cây xanh, ngôi nhà “House for Trees” được chia làm 5 lăng trụ có thể trồng được cây xanh trên mái, khoảng đất trống giữa 5 lăng trụ được tận dụng làm thành những khu vườn nhỏ.Ngôi Nhà Xanh - Green Renovation ở Hà Nội của kiến trúc sư Việt Nam Võ Trọng Nghĩa cũng từng được giới thiệu trên chuyên trang kiến trúc Dezeen. Ảnh: Ngôi nhà trước và sau khi được cải tạo.Lo ngại về sự phát triển đô thị nhanh chóng của Việt Nam, kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa đã giúp một căn nhà 15 năm tuổi vốn tối tăm, ẩm thấp ở trung tâm thành phố Hà Nội dường như được hồi sinh với những thay đổi về cây xanh và ánh sáng.“Ngôi nhà với nhiều cây xanh sẽ làm cho thành phố thêm xanh tươi và tạo nên một môi trường sống thoải mái cho cả chủ nhân căn hộ và những người hàng xóm", kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa cho biết.Công trình Nhà trẻ Farming Kindergarten (Đồng Nai) của Công ty TNHH Võ Trọng Nghĩa nằm trong số hơn 60 công trình đoạt Giải thưởng Kiến trúc Thế Giới năm 2015.Khác hẳn một nhà trẻ thông thường, công trình Nhà trẻ Farming Kindergarten được thiết kế với không gian xanh, rộng rãi vừa có đủ không gian cho trẻ em vui chơi nhưng có ý nghĩa giáo dục cho trẻ về tầm quan trọng của nông nghiệp, cũng như việc quý trọng và bảo vệ môi trường sống xung quanh.Công trình này được thiết kế độc đáo, trên mái có thể tận dụng không gian để trồng rau cung cấp rau sạch cho các bữa ăn của công nhân. Hơn nữa, việc trồng hoa ở các lam và trồng rau như vậy sẽ giúp điều hòa khí hậu quanh đây, tạo một lớp cách nhiệt mà nhờ vậy trẻ em ở đây vui chơi mà không cần tới điều hòa nhiệt độ.Trang web về kiến trúc nổi tiếng Homedit cũng từng bình chọn những tòa nhà với mái phủ thảm thực vật xanh, trong đó tòa nhà Stone House do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa thiết kế ở Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.Công trình này gây ấn tượng với thiết kế và hình dạng khác thường của nó. Nó tọa lạc trong một khu vực dân cư yên tĩnh, tòa nhà này trở nên nổi bật với cấu trúc hình xuyến.Ngôi nhà như một khu rừng thu nhỏ với đá và cây cỏ làm cho con người như được trở về sống với thiên nhiên hoang dã.Thêm một công trình nữa của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa gây sốt trên tạp chí kiến trúc nổi tiếng Archdaily là tòa nhà ĐH FPT tọa lạc tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội.Việc trồng cây tại các ô block sẽ bảo vệ tòa nhà không bị mặt trời chiếu trực tiếp mà vẫn đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên, không cần dùng đèn điện vào ban ngày. Việc tận dụng gió tự nhiên thông thoáng cho cả tòa nhà cũng được tính toán kỹ lưỡng.Cây xanh được trồng tại các phòng và các vườn bên ngoài tạo sự kết nối giữa các nhân viên, sinh viên với thiên nhiên.
Công trình “House for Trees” (Nhà phủ xanh) của kiến trúc sư Việt Nam Võ Trọng Nghĩa từng xuất hiện nhiều lần trên các tạp chí kiến trúc danh tiếng như Archdaily, Dezeen....Thậm chí, ngôi nhà phủ xanh này còn được vinh danh tại Liên hoan Kiến trúc Thế giới 2014 - một trong những chương trình giải thưởng uy tín nhất trong lĩnh vực kiến trúc.
“House for Trees” do KTS nổi tiếng Võ Trọng Nghĩa cùng hai cộng sự người Nhật Bản là Masaaki Iwamoto và Kosuke Nishijima thiết kế tại quận Tân Bình, TP HCM.
Dựa trên ý tưởng những chậu cây xanh, ngôi nhà “House for Trees” được chia làm 5 lăng trụ có thể trồng được cây xanh trên mái, khoảng đất trống giữa 5 lăng trụ được tận dụng làm thành những khu vườn nhỏ.
Ngôi Nhà Xanh - Green Renovation ở Hà Nội của kiến trúc sư Việt Nam Võ Trọng Nghĩa cũng từng được giới thiệu trên chuyên trang kiến trúc Dezeen. Ảnh: Ngôi nhà trước và sau khi được cải tạo.
Lo ngại về sự phát triển đô thị nhanh chóng của Việt Nam, kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa đã giúp một căn nhà 15 năm tuổi vốn tối tăm, ẩm thấp ở trung tâm thành phố Hà Nội dường như được hồi sinh với những thay đổi về cây xanh và ánh sáng.
“Ngôi nhà với nhiều cây xanh sẽ làm cho thành phố thêm xanh tươi và tạo nên một môi trường sống thoải mái cho cả chủ nhân căn hộ và những người hàng xóm", kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa cho biết.
Công trình Nhà trẻ Farming Kindergarten (Đồng Nai) của Công ty TNHH Võ Trọng Nghĩa nằm trong số hơn 60 công trình đoạt Giải thưởng Kiến trúc Thế Giới năm 2015.
Khác hẳn một nhà trẻ thông thường, công trình Nhà trẻ Farming Kindergarten được thiết kế với không gian xanh, rộng rãi vừa có đủ không gian cho trẻ em vui chơi nhưng có ý nghĩa giáo dục cho trẻ về tầm quan trọng của nông nghiệp, cũng như việc quý trọng và bảo vệ môi trường sống xung quanh.
Công trình này được thiết kế độc đáo, trên mái có thể tận dụng không gian để trồng rau cung cấp rau sạch cho các bữa ăn của công nhân. Hơn nữa, việc trồng hoa ở các lam và trồng rau như vậy sẽ giúp điều hòa khí hậu quanh đây, tạo một lớp cách nhiệt mà nhờ vậy trẻ em ở đây vui chơi mà không cần tới điều hòa nhiệt độ.
Trang web về kiến trúc nổi tiếng Homedit cũng từng bình chọn những tòa nhà với mái phủ thảm thực vật xanh, trong đó tòa nhà Stone House do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa thiết kế ở Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.
Công trình này gây ấn tượng với thiết kế và hình dạng khác thường của nó. Nó tọa lạc trong một khu vực dân cư yên tĩnh, tòa nhà này trở nên nổi bật với cấu trúc hình xuyến.
Ngôi nhà như một khu rừng thu nhỏ với đá và cây cỏ làm cho con người như được trở về sống với thiên nhiên hoang dã.
Thêm một công trình nữa của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa gây sốt trên tạp chí kiến trúc nổi tiếng Archdaily là tòa nhà ĐH FPT tọa lạc tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội.
Việc trồng cây tại các ô block sẽ bảo vệ tòa nhà không bị mặt trời chiếu trực tiếp mà vẫn đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên, không cần dùng đèn điện vào ban ngày. Việc tận dụng gió tự nhiên thông thoáng cho cả tòa nhà cũng được tính toán kỹ lưỡng.
Cây xanh được trồng tại các phòng và các vườn bên ngoài tạo sự kết nối giữa các nhân viên, sinh viên với thiên nhiên.