Thuận Kiều Plaza là tòa cao ốc được xây dựng hơn 20 năm trước với tổng kinh phí hơn 55,386 triệu USD do Công ty xây dựng thương mại Sài Gòn 5 (nay thuộc Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn TNHH MTV) hợp tác cùng Công ty Kings Harmony Intl Ltd (Hong Kong) xây dựng, trong đó phía VN góp 25% tổng vốn xây dựng.Công trình gồm 3 tháp, mỗi tháp có 33 tầng, trong đó có khu trung tâm thương mại, 648 căn hộ và các công trình hồ bơi, khu giải trí, nhà xe trên khu đất rộng 10.000 m2 Nằm ở vị trí đắc địa nhất của Sài Gòn (vùng Chợ Lớn, quận 5, TP HCM), toà nhà từng được xem là một trong những nơi giao thương, sinh sống sầm uất bật nhất thành phố, nhưng cuối cùng Thuận Kiều plaza lại rơi vào hoang phế, vắng vẻ lạ thường. Giai đoạn 1999-2008, tòa nhà thu hút khá đông tiểu thương, công suất thuê ki-ốt những năm đầu đều trong tình trạng “cháy” hàng...Vậy nhưng, xuyết suốt thời gian tồn tại của mình, tòa cao ốc nổi danh một thời của đất thành phố luôn bị thêu dệt cho hàng tá những câu chuyện ma quái. Người thì nói do 3 toà nhà có hình dáng giống 3 cây nhang nên nơi này bị các vong hồn quấy nhiễu, kẻ thì bảo do có người yểm bùa xuống nền nhà...Phần mặt tiền của toà nhà khá đẹp song lại bị lãng phí một các đáng tiếc và chỉ để trưng dụng làm một bãi giữ xe. Mới đây toàn bộ dự án đã được Công ty địa ốc Vạn Thịnh Phát mua lại và chủ đầu tư mới có bề dày kinh nghiệm, thành đạt trên lĩnh vực địa ốc này hứa hẹn sẽ đem đến diện mạo hoàn toàn mới cho Thuận Kiều Plaza.Ngày 31/10, PV Kiến Thức "may mắn" được đột nhập vào toà nhà bị đồn thổi "ma ám" này. Tòa tháp A kín cổng cao tường và dường như không có dấu vết của con người. Tòa tháp B là một khu phức hợp mua sắm nhưng cũng khá vắng vẻ, hàng loạt kyốt bỏ hoang, đèn tắt tối tăm, bụi phủ.Sàn nhà loang lổ bị bám đầy bụi bẩn, trần thạch cao chỗ mất chỗ sắp rớt trông rất vô cùng tồi tàn...Tại khu vực này, dấu tích của vụ hỏa hoạn lớn vào năm 2009 vẫn còn.Từ sau sự cố đó, Thuận Kiều Plaza vốn đã vắng vẻ lại càng thưa thớt hơn. Người kinh doanh, sinh sống ở đây lần lượt ra đi và cho đến nay thì vắng như “chùa bà đanh”.
Thuận Kiều Plaza là tòa cao ốc được xây dựng hơn 20 năm trước với tổng kinh phí hơn 55,386 triệu USD do Công ty xây dựng thương mại Sài Gòn 5 (nay thuộc Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn TNHH MTV) hợp tác cùng Công ty Kings Harmony Intl Ltd (Hong Kong) xây dựng, trong đó phía VN góp 25% tổng vốn xây dựng.
Công trình gồm 3 tháp, mỗi tháp có 33 tầng, trong đó có khu trung tâm thương mại, 648 căn hộ và các công trình hồ bơi, khu giải trí, nhà xe trên khu đất rộng 10.000 m2
Nằm ở vị trí đắc địa nhất của Sài Gòn (vùng Chợ Lớn, quận 5, TP HCM), toà nhà từng được xem là một trong những nơi giao thương, sinh sống sầm uất bật nhất thành phố, nhưng cuối cùng Thuận Kiều plaza lại rơi vào hoang phế, vắng vẻ lạ thường.
Giai đoạn 1999-2008, tòa nhà thu hút khá đông tiểu thương, công suất thuê ki-ốt những năm đầu đều trong tình trạng “cháy” hàng...
Vậy nhưng, xuyết suốt thời gian tồn tại của mình, tòa cao ốc nổi danh một thời của đất thành phố luôn bị thêu dệt cho hàng tá những câu chuyện ma quái. Người thì nói do 3 toà nhà có hình dáng giống 3 cây nhang nên nơi này bị các vong hồn quấy nhiễu, kẻ thì bảo do có người yểm bùa xuống nền nhà...
Phần mặt tiền của toà nhà khá đẹp song lại bị lãng phí một các đáng tiếc và chỉ để trưng dụng làm một bãi giữ xe.
Mới đây toàn bộ dự án đã được Công ty địa ốc Vạn Thịnh Phát mua lại và chủ đầu tư mới có bề dày kinh nghiệm, thành đạt trên lĩnh vực địa ốc này hứa hẹn sẽ đem đến diện mạo hoàn toàn mới cho Thuận Kiều Plaza.
Ngày 31/10, PV Kiến Thức "may mắn" được đột nhập vào toà nhà bị đồn thổi "ma ám" này. Tòa tháp A kín cổng cao tường và dường như không có dấu vết của con người. Tòa tháp B là một khu phức hợp mua sắm nhưng cũng khá vắng vẻ, hàng loạt kyốt bỏ hoang, đèn tắt tối tăm, bụi phủ.
Sàn nhà loang lổ bị bám đầy bụi bẩn, trần thạch cao chỗ mất chỗ sắp rớt trông rất vô cùng tồi tàn...
Tại khu vực này, dấu tích của vụ hỏa hoạn lớn vào năm 2009 vẫn còn.
Từ sau sự cố đó, Thuận Kiều Plaza vốn đã vắng vẻ lại càng thưa thớt hơn. Người kinh doanh, sinh sống ở đây lần lượt ra đi và cho đến nay thì vắng như “chùa bà đanh”.