Ngày 6/2, Tập đoàn Tata (Ấn Độ) quyết định dừng dự án thép 5 tỷ USD tại Khu kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) sau 7 năm ký kết liên doanh với đối tác Việt Nam. Ảnh: Khu đất trước đây Hà Tĩnh định cho Tata triển khai dự án. Lý do Tata đưa ra: "Sự chậm trễ trong việc phê duyệt dự án và những thử thách trong môi trường kinh doanh". Đối với dự án này, số tiền đền bù giải phóng mặt bằng khoảng 4.000 tỷ đồng là vấn đề khó với Hà Tĩnh. Dự án dự kiến xây dựng nhà máy 4,5 triệu tấn/năm với sản phẩm là thép tấm, thép cuộn cán nóng, cuộn cán nguội. Thời gian xây dựng từ 2009-2015, chia làm 2 giai đoạn. Nguồn nguyên liệu chính lấy từ quặng sắt ở mỏ Thạch Khê (ở phía bắc tỉnh Hà Tĩnh). Tháng 9/2013, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương về việc chấm dứt đầu tư dự án Căn cứ dịch vụ dầu khí Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Sơ đồ quy hoạch dự án.Dự án đặt tại phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 5/2011, với tổng vốn đầu tư khoảng 1,35 tỷ USD. Theo kế hoạch, dự án hoàn thiện vào năm 2017, nhưng đến thời điểm cho dừng, dự án vẫn chưa triển khai hạng mục nào. Qua dự án này, Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Petro Vietnam rút kinh nghiệm trong công tác đầu tư, tránh đầu tư dàn trải, không hiệu quả... Trước đó, tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu chủ đầu tư là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) dừng triển khai dự án Cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong (ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh), trị giá 3,6 tỷ USD. Trong lĩnh vực du lịch, dự án Hòn Ngọc Châu Á trị giá 2 tỷ euro tại Phú Quốc cũng chung số phận thu hồi. Tháng 6/2013, UBND tỉnh Kiên Giang đã thống nhất thu hồi chủ trương đầu tư dự án vì chậm tiến độ. Dự án của Tập đoàn Trustee Suisse (Thụy Sĩ) và một đối tác Việt Nam được đề xuất từ cuối năm 2007, với các hạng mục quan trọng như khu trung tâm tài chính, khu phức hợp đô thị - du lịch nhưng tới thời điểm thu hồi, dự án vẫn chưa lập phương án bồi thường, tái định cư, cũng chưa hoàn thành lập quy hoạch chi tiết xây dựng dự án.Trong khi đó, tại Quảng Ngãi, dự án Nhà máy thép Guang Lian - Dung Quất (huyện Bình Sơn) sau 6 năm triển khai vẫn dậm chân tại chỗ.Dự án do Tập đoàn Tycoons và E-United (lãnh thổ Đài Loan) đầu tư với số vốn hiện tại là 4,5 tỷ USD. Sau 5 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, dự án tỷ đô này đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống, nhấp nhô cọc bê-tông, chỉ quây rào để giữ đất. Dự án đã thu hồi đất của người dân từ năm 2007 nhưng tới nay dự án không triển khai mà dân lại mất đất sản xuất nên đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Ngày 6/2, Tập đoàn Tata (Ấn Độ) quyết định dừng dự án thép 5 tỷ USD tại Khu kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) sau 7 năm ký kết liên doanh với đối tác Việt Nam. Ảnh: Khu đất trước đây Hà Tĩnh định cho Tata triển khai dự án.
Lý do Tata đưa ra: "Sự chậm trễ trong việc phê duyệt dự án và những thử thách trong môi trường kinh doanh". Đối với dự án này, số tiền đền bù giải phóng mặt bằng khoảng 4.000 tỷ đồng là vấn đề khó với Hà Tĩnh.
Dự án dự kiến xây dựng nhà máy 4,5 triệu tấn/năm với sản phẩm là thép tấm, thép cuộn cán nóng, cuộn cán nguội. Thời gian xây dựng từ 2009-2015, chia làm 2 giai đoạn. Nguồn nguyên liệu chính lấy từ quặng sắt ở mỏ Thạch Khê (ở phía bắc tỉnh Hà Tĩnh).
Tháng 9/2013, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương về việc chấm dứt đầu tư dự án Căn cứ dịch vụ dầu khí Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Sơ đồ quy hoạch dự án.
Dự án đặt tại phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 5/2011, với tổng vốn đầu tư khoảng 1,35 tỷ USD. Theo kế hoạch, dự án hoàn thiện vào năm 2017, nhưng đến thời điểm cho dừng, dự án vẫn chưa triển khai hạng mục nào.
Qua dự án này, Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Petro Vietnam rút kinh nghiệm trong công tác đầu tư, tránh đầu tư dàn trải, không hiệu quả...
Trước đó, tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu chủ đầu tư là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) dừng triển khai dự án Cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong (ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh), trị giá 3,6 tỷ USD.
Trong lĩnh vực du lịch, dự án Hòn Ngọc Châu Á trị giá 2 tỷ euro tại Phú Quốc cũng chung số phận thu hồi. Tháng 6/2013, UBND tỉnh Kiên Giang đã thống nhất thu hồi chủ trương đầu tư dự án vì chậm tiến độ.
Dự án của Tập đoàn Trustee Suisse (Thụy Sĩ) và một đối tác Việt Nam được đề xuất từ cuối năm 2007, với các hạng mục quan trọng như khu trung tâm tài chính, khu phức hợp đô thị - du lịch nhưng tới thời điểm thu hồi, dự án vẫn chưa lập phương án bồi thường, tái định cư, cũng chưa hoàn thành lập quy hoạch chi tiết xây dựng dự án.
Trong khi đó, tại Quảng Ngãi, dự án Nhà máy thép Guang Lian - Dung Quất (huyện Bình Sơn) sau 6 năm triển khai vẫn dậm chân tại chỗ.
Dự án do Tập đoàn Tycoons và E-United (lãnh thổ Đài Loan) đầu tư với số vốn hiện tại là 4,5 tỷ USD. Sau 5 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, dự án tỷ đô này đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống, nhấp nhô cọc bê-tông, chỉ quây rào để giữ đất.
Dự án đã thu hồi đất của người dân từ năm 2007 nhưng tới nay dự án không triển khai mà dân lại mất đất sản xuất nên đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.