Gần đây, tòa nhà Keangnam Landmark Hà Nội đang được tòa án Hàn Quốc thông qua công ty quản lý bất động sản Colliers International, rao bán ở mức 830 tỷ won (khoảng 770 triệu USD). Cùng điểm lại những con số ấn tượng về tòa nhà cao nhất Việt Nam này.Keangnam Landmark là một khu phức hợp khách sạn, văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại tại đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội được đầu tư xây dựng bởi tập đoàn Keangnam có trụ sở chính tại Dongdaemun-gu, Seoul của Hàn Quốc. Với chiều cao 350 m, tòa nhà Keangnam Landmark Hà Nội trở thành công trình cao nhất Việt Nam kể từ khi hoàn thành vào năm 2011.Tổng mức đầu tư cho toàn bộ công trình này là 1,05 tỷ USD, gồm hai tòa nhà chung cư 50 tầng và một tòa tháp 72 tầng. Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark cao 72 tầng được biết đến là tòa nhà hiện đại cao nhất việt Nam và đứng thứ 5 thế giới về tổng diện tích của một công trình kiến trúc đơn lẻ.Năm 2008, giá căn hộ tại Keangnam Landmark được rao bán ở mức cao kỷ lục khoảng 3.000 USD/m2, đẩy giá lên tới 7- 8 tỷ đồng/căn.Điểm nổi tiếng của tòa tháp Keangnam Landmark là đài quan sát trên nóc nhà có tên Landmark Sky72. Ở độ cao 346m, khách tham quan có thể ngắm toàn cảnh Thủ đô Hà Nội từ trên cao.Keangnam đã vay tới gần 50% vốn đầu tư công trình để xây tòa Landmark 72. Để theo đuổi và hiện thực hóa tham vọng xây dựng tòa nhà cao nhất Việt Nam Landmark 72, Keangnam đã liều lĩnh huy động khoản vay tới 530 tỷ won trên tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ won từ các ngân hàng lớn tại Hàn Quốc là Shinhan Bank, Korea Eximbank, Woori Bank và ngân hàng Nông nghiệp. Giới chuyên gia nhận định, khoản nợ quá lớn trên đã khiến công ty gặp vấn đề nghiêm trọng về cân đối tài chính.Về quá trình xây dựng tòa nhà cao nhất Việt Nam, chủ đầu tư chia sẻ, do nền đất ở Hà Nội không vững chắc nên đã phải dùng loại cọc lớn, tổng cộng phải dùng đến 980 chiếc cọc có đường kính hơn 2 m để đóng xuống. Riêng thời gian làm móng cho cả khu phức hợp là đã mất hơn 1 năm.Để rút ngắn thời gian thi công tòa nhà, chủ đầu tư đã sử dụng rất nhiều công nghệ thi công tiên tiến trên thế giới. Điển hình nhanh là chỉ trong 5 ngày đã dựng xong cốt pha một tầng của tòa Landmark 72 với diện tích mỗi sàn rộng trên 5.000m2. Suốt thời gian thi công, công trường thi công tòa Landmark 72 luôn có 8.000 công nhân làm việc ngày đêm.Năm 2008, Công ty Keangnam Vina là đại diện chủ đầu tư đã cam kết nếu chậm tiến độ (xây xong toàn bộ phần thô của các khối nhà chung cư và tòa tháp 72 tầng kịp thời gian kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội) nộp phạt 100 tỷ đồng.Suốt quá trình xây dựng và điều hành Landmark 72, Keangnam liên tiếp vướng phải những rắc rối lớn về sai phạm an toàn xây dựng (khiến 7 công nhân tử vong), vi phạm chuyển giá với giá trị phải điều chỉnh tới 1.220 tỷ đồng. Bên cạnh đó là không ít vướng mắc chưa thể tháo gỡ với cư dân hai tòa chung cư cao cấp 50 tầng về vấn đề ăn gian diện tích xây dựng, giá và chất lượng dịch vụ...
Gần đây, tòa nhà Keangnam Landmark Hà Nội đang được tòa án Hàn Quốc thông qua công ty quản lý bất động sản Colliers International, rao bán ở mức 830 tỷ won (khoảng 770 triệu USD). Cùng điểm lại những con số ấn tượng về tòa nhà cao nhất Việt Nam này.
Keangnam Landmark là một khu phức hợp khách sạn, văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại tại đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội được đầu tư xây dựng bởi tập đoàn Keangnam có trụ sở chính tại Dongdaemun-gu, Seoul của Hàn Quốc. Với chiều cao 350 m, tòa nhà Keangnam Landmark Hà Nội trở thành công trình cao nhất Việt Nam kể từ khi hoàn thành vào năm 2011.
Tổng mức đầu tư cho toàn bộ công trình này là 1,05 tỷ USD, gồm hai tòa nhà chung cư 50 tầng và một tòa tháp 72 tầng. Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark cao 72 tầng được biết đến là tòa nhà hiện đại cao nhất việt Nam và đứng thứ 5 thế giới về tổng diện tích của một công trình kiến trúc đơn lẻ.
Năm 2008, giá căn hộ tại Keangnam Landmark được rao bán ở mức cao kỷ lục khoảng 3.000 USD/m2, đẩy giá lên tới 7- 8 tỷ đồng/căn.
Điểm nổi tiếng của tòa tháp Keangnam Landmark là đài quan sát trên nóc nhà có tên Landmark Sky72. Ở độ cao 346m, khách tham quan có thể ngắm toàn cảnh Thủ đô Hà Nội từ trên cao.
Keangnam đã vay tới gần 50% vốn đầu tư công trình để xây tòa Landmark 72. Để theo đuổi và hiện thực hóa tham vọng xây dựng tòa nhà cao nhất Việt Nam Landmark 72, Keangnam đã liều lĩnh huy động khoản vay tới 530 tỷ won trên tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ won từ các ngân hàng lớn tại Hàn Quốc là Shinhan Bank, Korea Eximbank, Woori Bank và ngân hàng Nông nghiệp. Giới chuyên gia nhận định, khoản nợ quá lớn trên đã khiến công ty gặp vấn đề nghiêm trọng về cân đối tài chính.
Về quá trình xây dựng tòa nhà cao nhất Việt Nam, chủ đầu tư chia sẻ, do nền đất ở Hà Nội không vững chắc nên đã phải dùng loại cọc lớn, tổng cộng phải dùng đến 980 chiếc cọc có đường kính hơn 2 m để đóng xuống. Riêng thời gian làm móng cho cả khu phức hợp là đã mất hơn 1 năm.
Để rút ngắn thời gian thi công tòa nhà, chủ đầu tư đã sử dụng rất nhiều công nghệ thi công tiên tiến trên thế giới. Điển hình nhanh là chỉ trong 5 ngày đã dựng xong cốt pha một tầng của tòa Landmark 72 với diện tích mỗi sàn rộng trên 5.000m2. Suốt thời gian thi công, công trường thi công tòa Landmark 72 luôn có 8.000 công nhân làm việc ngày đêm.
Năm 2008, Công ty Keangnam Vina là đại diện chủ đầu tư đã cam kết nếu chậm tiến độ (xây xong toàn bộ phần thô của các khối nhà chung cư và tòa tháp 72 tầng kịp thời gian kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội) nộp phạt 100 tỷ đồng.
Suốt quá trình xây dựng và điều hành Landmark 72, Keangnam liên tiếp vướng phải những rắc rối lớn về sai phạm an toàn xây dựng (khiến 7 công nhân tử vong), vi phạm chuyển giá với giá trị phải điều chỉnh tới 1.220 tỷ đồng. Bên cạnh đó là không ít vướng mắc chưa thể tháo gỡ với cư dân hai tòa chung cư cao cấp 50 tầng về vấn đề ăn gian diện tích xây dựng, giá và chất lượng dịch vụ...