Nhà cổ Huỳnh Kỳ (còn gọi là nhà cổ Cầu Kè) tọa lạc tại khóm 2, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, cách TP. Trà Vinh khoảng 30km về hướng Tây. Dinh thự tọa lạc khuôn viên rộng hơn 2.800ha.Ngôi nhà của Đốc phủ sứ Huỳnh Kỳ (1866-1946) được khởi công xây dựng năm 1920 và hoàn thành năm 1924, theo bản thiết kế của kiến trúc sư người Pháp.Công trình được nhóm thợ ở Sài Gòn, Huế và tại địa phương xây dựng, gồm nhà chính, nhà kho, nhà sau, cổng, rào...Ngôi nhà chính hình chữ nhật theo hướng Bắc - Nam, dài 20m, rộng 18m.Sảnh đón nằm giữa nhà và nhô ra phía trước. Trên các cột đều gắn phù điêu; trần, vách có tranh vẽ về đề tài ngư - tiều - canh - độc, núi sông, nhà cửa, ghe thuyền...Hoa văn ở trần sảnh, kết hợp với bóng đèn, quạt trần.Ngôi nhà gồm 5 gian, chia làm 2 phần trước và sau kiểu "ngoại khách, nội hưu" (bên ngoài phòng khách, bên trong phòng nghỉ).Gian chính ngôi nhà.Bộ bàn trà.Du khách thắp hương tại ban thờ vợ chồng ông Huỳnh KỳBàn ăn cẩm thạch, nơi thiết đãi khách quý.Bộ bàn ghế cổ ở gian sau ngôi nhà.Dãy nhà kho bên trái quay mặt vào nhà chính. Ngoài nhà chính trước đây còn có nhà sau nằm song song và thông với nhà chính bằng các đường dẫn có trần che. Cuối dãy nhà kho bên trái nhà sau có Tây lầu để vọng cảnh.Ngôi nhà có đường nét cổ kính, tiêu biểu cho kiến trúc Pháp đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, phần lớn tiện nghi trong nhà cũng như cách bố trí và đề tài lại mang phong cách Á Đông, thuần Việt, là một công trình đặc sắc về điêu khắc và hội họa. Nhà cổ Huỳnh Kỳ được UBND tỉnh Trà Vinh xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2011, thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật.
Nhà cổ Huỳnh Kỳ (còn gọi là nhà cổ Cầu Kè) tọa lạc tại khóm 2, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, cách TP. Trà Vinh khoảng 30km về hướng Tây. Dinh thự tọa lạc khuôn viên rộng hơn 2.800ha.
Ngôi nhà của Đốc phủ sứ Huỳnh Kỳ (1866-1946) được khởi công xây dựng năm 1920 và hoàn thành năm 1924, theo bản thiết kế của kiến trúc sư người Pháp.
Công trình được nhóm thợ ở Sài Gòn, Huế và tại địa phương xây dựng, gồm nhà chính, nhà kho, nhà sau, cổng, rào...
Ngôi nhà chính hình chữ nhật theo hướng Bắc - Nam, dài 20m, rộng 18m.
Sảnh đón nằm giữa nhà và nhô ra phía trước. Trên các cột đều gắn phù điêu; trần, vách có tranh vẽ về đề tài ngư - tiều - canh - độc, núi sông, nhà cửa, ghe thuyền...
Hoa văn ở trần sảnh, kết hợp với bóng đèn, quạt trần.
Ngôi nhà gồm 5 gian, chia làm 2 phần trước và sau kiểu "ngoại khách, nội hưu" (bên ngoài phòng khách, bên trong phòng nghỉ).
Gian chính ngôi nhà.
Bộ bàn trà.
Du khách thắp hương tại ban thờ vợ chồng ông Huỳnh Kỳ
Bàn ăn cẩm thạch, nơi thiết đãi khách quý.
Bộ bàn ghế cổ ở gian sau ngôi nhà.
Dãy nhà kho bên trái quay mặt vào nhà chính. Ngoài nhà chính trước đây còn có nhà sau nằm song song và thông với nhà chính bằng các đường dẫn có trần che. Cuối dãy nhà kho bên trái nhà sau có Tây lầu để vọng cảnh.
Ngôi nhà có đường nét cổ kính, tiêu biểu cho kiến trúc Pháp đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, phần lớn tiện nghi trong nhà cũng như cách bố trí và đề tài lại mang phong cách Á Đông, thuần Việt, là một công trình đặc sắc về điêu khắc và hội họa. Nhà cổ Huỳnh Kỳ được UBND tỉnh Trà Vinh xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2011, thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật.