Da nổi mẩn đỏ: Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ trên da trẻ sơ sinh làm da trông giống như bị sưng phòng hay phát ban. Một trong những nguyên nhân có thể là do dị ứng sữa nếu tình trạng này kéo dài và đi kèm với một số triệu chứng khác.Trẻ quấy khóc: Trẻ sơ sinh thường quấy khóc nhưng sẽ là bất thường nếu trẻ khóc kéo dài. Khi không có lí do rõ ràng, trẻ khóc thường được cho là do đau bụng. Đôi khi trẻ cực kì quấy khóc là do đau bao tử gây ra bởi dị ứng protein trong sữa bột công thức.Tiêu chảy: Tiêu chảy là phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên (trung bình 2 đến 4 lần một ngày trong vòng hơn một tuần) và/hoặc có máu trong tã thì đó là dấu hiệu trẻ bị dị ứng sữa.Nôn: trẻ sơ sinh thường nôn một ít thực phẩm khi ăn nhưng nếu bé của bạn nôn ngoài giờ ăn thì bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ. Triệu chứng trào ngược, thể hiện bởi hiện tượng nôn và khó nuốt, có thể là biểu hiện của những triệu chứng dị ứng.Trẻ đánh rắm: tất cả trẻ sơ sinh đều thường “xì hơi” tuy nhiên nếu trẻ đánh rắm thường xuyên kèm theo những triệu chứng khác thì đó có thể là dấu hiệu của dị ứng với protein trong sữa.Có vấn đề về hô hấp: Cảm lạnh là thông thường với các bé sơ sinh nhưng khò khè, khó thở, có đờm trong mũi và cổ họng có thể là những biểu hiện của phản ứng với protein trong sữa.Chậm lớn. Trẻ bị dị ứng sữa thường thiếu nguồn dinh dưỡng hợp lý do mất nước, giảm sự ngon miệng và thiếu năng lượng.Nếu trẻ bị dị ứng sữa bò thì nên đem bé đến bác sĩ để chẩn đoán bệnh và có được lời khuyên hợp lý. Tại phòng khám, các bác sĩ sẽ thăm hỏi kỹ lưỡng về tiền sử dị ứng của gia đình, khám bệnh, đồng thời sẽ làm những xét nghiệm đặc hiệu cho trẻ (thường là xét nghiệm phân, thử phản ứng dị ứng trên da hoặc xét nghiệm máu).
Da nổi mẩn đỏ: Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ trên da trẻ sơ sinh làm da trông giống như bị sưng phòng hay phát ban. Một trong những nguyên nhân có thể là do dị ứng sữa nếu tình trạng này kéo dài và đi kèm với một số triệu chứng khác.
Trẻ quấy khóc: Trẻ sơ sinh thường quấy khóc nhưng sẽ là bất thường nếu trẻ khóc kéo dài. Khi không có lí do rõ ràng, trẻ khóc thường được cho là do đau bụng. Đôi khi trẻ cực kì quấy khóc là do đau bao tử gây ra bởi dị ứng protein trong sữa bột công thức.
Tiêu chảy: Tiêu chảy là phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên (trung bình 2 đến 4 lần một ngày trong vòng hơn một tuần) và/hoặc có máu trong tã thì đó là dấu hiệu trẻ bị dị ứng sữa.
Nôn: trẻ sơ sinh thường nôn một ít thực phẩm khi ăn nhưng nếu bé của bạn nôn ngoài giờ ăn thì bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ. Triệu chứng trào ngược, thể hiện bởi hiện tượng nôn và khó nuốt, có thể là biểu hiện của những triệu chứng dị ứng.
Trẻ đánh rắm: tất cả trẻ sơ sinh đều thường “xì hơi” tuy nhiên nếu trẻ đánh rắm thường xuyên kèm theo những triệu chứng khác thì đó có thể là dấu hiệu của dị ứng với protein trong sữa.
Có vấn đề về hô hấp: Cảm lạnh là thông thường với các bé sơ sinh nhưng khò khè, khó thở, có đờm trong mũi và cổ họng có thể là những biểu hiện của phản ứng với protein trong sữa.
Chậm lớn. Trẻ bị dị ứng sữa thường thiếu nguồn dinh dưỡng hợp lý do mất nước, giảm sự ngon miệng và thiếu năng lượng.
Nếu trẻ bị dị ứng sữa bò thì nên đem bé đến bác sĩ để chẩn đoán bệnh và có được lời khuyên hợp lý. Tại phòng khám, các bác sĩ sẽ thăm hỏi kỹ lưỡng về tiền sử dị ứng của gia đình, khám bệnh, đồng thời sẽ làm những xét nghiệm đặc hiệu cho trẻ (thường là xét nghiệm phân, thử phản ứng dị ứng trên da hoặc xét nghiệm máu).