1. Trò chơi cân bằng. Một số hoạt động tập thể dục và tham gia những trò chơi cân bằng rất có lợi cho sự phát triển tâm lý ở trẻ. Một số trò chơi như leo cầu thang, băng qua các rào cản thấp, chui qua các ngõ ngách…có tác dụng giúp trẻ nhận thức được sự cân bằng của cơ thể và biết cách nhận thức, xử lý tình huống và tăng cường vận động cơ bắp. Khi tham gia những trò chơi này, trẻ có cơ hội để tự tư duy, tự khám phá và tự xử lý tình huống.
2. Âm nhạc. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã có thể nhận thức được âm thanh quen thuộc. Bởi vậy, rất nhiều bà bầu đã cho trẻ nghe nhạc để giúp con thông minh hơn. Nghe nhạc có tác dụng giúp bé phát triển về nhận thức giai điệu. Khi nghe nhạc, trẻ có thể nhận ra được tốc độ của nhịp điệu, các âm diễn rả cảm xúc…Điều này có thể giúp kích thích tư duy để trẻ nhanh biết nói và rất có lợi cho sự phát triển IQ của trẻ. Chính vì vậy, những trò chơi có sự tham gia của âm nhạc cũng có tác dụng tương tự. Người lớn có thể cho bé học cách tự sáng tạo, nhún nhảy theo các giai điệu, vỗ tay theo nhạc…
3. Trò chơi cảm ứng. Những trò chơi cảm ứng rất quan trọng vì nó giúp bé cảm nhận được thế giới bên ngoài. Thông qua đó, bé sẽ nhận thức được màu săc, độ mềm, mịn của vật. Ngoài ra, trẻ còn có thể có các khái niệm trìu tượng một cách chính xác theo chính cảm nhận của trẻ.
4. Câu đố. Người lớn có thể cho trẻ tập giải những câu đó để kích thích tư duy của trẻ. Có thể dùng cách đọc cho trẻ nghe những câu đố và lời giải, sau đó kiểm tra lại để luyện cho bé có trí nhớ tốt.
5. Trẻ học vẽ bằng ngón tay. Đây là trò chơi dành cho các bé từ 2 tuổi trở lên - khi bé cầm bút chưa thạo mà lại thích vẽ, mẹ chỉ cần lưu ý chọn màu vẽ an toàn cho con (màu có nguồn gốc thực phẩm) và lót một tấm thảm trước khi cho con chơi để các bé không dây bẩn ra nhà. Trò chơi này sẽ giúp kích thích sự sáng tạo và tự do thể hiện ý nghĩ của trẻ.
6. Chơi với cát. Trẻ em thường thích chơi với cát, và chúng cũng thích các loại bột nặn - việc này giúp trẻ có được kĩ năng sử dụng đôi tay khéo léo và cũng góp phần không nhỏ kích thích trí tưởng tượng của các bé.
7. Chơi với mì nui. Mì nui nhiều màu sắc là “đồ chơi” được rất nhiều các ông bố bà mẹ sử dụng. Chỉ với một ít mì nui thôi là mẹ có thể dạy cho bé cách nhận biết màu sắc, độ đậm nhạt. Với bé lớn hơn một chút thì mẹ có thể dạy bé cách sử dụng mì nui để tạo các hình khối như hình vuông, tròn, tam giác… hay thành hình các con thú. Như vậy, mẹ có thể vừa dạy bé về hình khối lại vừa luyện sự khéo léo của đôi tay cho bé.
1. Trò chơi cân bằng. Một số hoạt động tập thể dục và tham gia những trò chơi cân bằng rất có lợi cho sự phát triển tâm lý ở trẻ. Một số trò chơi như leo cầu thang, băng qua các rào cản thấp, chui qua các ngõ ngách…có tác dụng giúp trẻ nhận thức được sự cân bằng của cơ thể và biết cách nhận thức, xử lý tình huống và tăng cường vận động cơ bắp. Khi tham gia những trò chơi này, trẻ có cơ hội để tự tư duy, tự khám phá và tự xử lý tình huống.
2. Âm nhạc. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã có thể nhận thức được âm thanh quen thuộc. Bởi vậy, rất nhiều bà bầu đã cho trẻ nghe nhạc để giúp con thông minh hơn. Nghe nhạc có tác dụng giúp bé phát triển về nhận thức giai điệu. Khi nghe nhạc, trẻ có thể nhận ra được tốc độ của nhịp điệu, các âm diễn rả cảm xúc…Điều này có thể giúp kích thích tư duy để trẻ nhanh biết nói và rất có lợi cho sự phát triển IQ của trẻ. Chính vì vậy, những trò chơi có sự tham gia của âm nhạc cũng có tác dụng tương tự. Người lớn có thể cho bé học cách tự sáng tạo, nhún nhảy theo các giai điệu, vỗ tay theo nhạc…
3. Trò chơi cảm ứng. Những trò chơi cảm ứng rất quan trọng vì nó giúp bé cảm nhận được thế giới bên ngoài. Thông qua đó, bé sẽ nhận thức được màu săc, độ mềm, mịn của vật. Ngoài ra, trẻ còn có thể có các khái niệm trìu tượng một cách chính xác theo chính cảm nhận của trẻ.
4. Câu đố. Người lớn có thể cho trẻ tập giải những câu đó để kích thích tư duy của trẻ. Có thể dùng cách đọc cho trẻ nghe những câu đố và lời giải, sau đó kiểm tra lại để luyện cho bé có trí nhớ tốt.
5. Trẻ học vẽ bằng ngón tay. Đây là trò chơi dành cho các bé từ 2 tuổi trở lên - khi bé cầm bút chưa thạo mà lại thích vẽ, mẹ chỉ cần lưu ý chọn màu vẽ an toàn cho con (màu có nguồn gốc thực phẩm) và lót một tấm thảm trước khi cho con chơi để các bé không dây bẩn ra nhà. Trò chơi này sẽ giúp kích thích sự sáng tạo và tự do thể hiện ý nghĩ của trẻ.
6. Chơi với cát. Trẻ em thường thích chơi với cát, và chúng cũng thích các loại bột nặn - việc này giúp trẻ có được kĩ năng sử dụng đôi tay khéo léo và cũng góp phần không nhỏ kích thích trí tưởng tượng của các bé.
7. Chơi với mì nui. Mì nui nhiều màu sắc là “đồ chơi” được rất nhiều các ông bố bà mẹ sử dụng. Chỉ với một ít mì nui thôi là mẹ có thể dạy cho bé cách nhận biết màu sắc, độ đậm nhạt. Với bé lớn hơn một chút thì mẹ có thể dạy bé cách sử dụng mì nui để tạo các hình khối như hình vuông, tròn, tam giác… hay thành hình các con thú. Như vậy, mẹ có thể vừa dạy bé về hình khối lại vừa luyện sự khéo léo của đôi tay cho bé.