Thai nhi 5 tuần tuổi. Thai nhi của mẹ giờ giống như một con nòng nọc và có kích thước bằng khoảng hạt táo. Cũng từ tuần này bé sẽ có những bước phát triển ngoạn mục. Phôi mầm thai lúc này đã được chia thành 3 lá ngoài, trong và giữa. 3 lá này sẽ hình thành nên các cơ quan và bộ phận trong toàn cơ thể. Ở 2 bên vùng gọi là đầu đã có 2 “mẩu” nhỏ xíu mà sau này sẽ trở thành đôi tai. Ống thần kinh trung ương, khởi thủy của não, xương sống và các nơron thần kinh đang phân chia không ngừng. Tim và hệ tuần hoàn bắt đầu phát triển. Đã có khởi thủy của phổi, ruột cũng như hệ bài tiết. Cùng lúc đó, dây nhau và dây rốn sơ khởi được hình thành, có nhiệm vụ chuyển các dưỡng chất và ôxy từ mẹ sang bé… bắt đầu sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Ống thần kinh cũng đang được xây dựng trong thời điểm này để trở thành bộ não và tủy sống của bé sau này. Thai nhi 6 tuần tuổi dù vẫn rất nhỏ nhưng đang tiếp tục có sự phát triển ngoạn mục. Lúc này, bé trông vẫn giống một con nòng nọc hơn là một con người, tuy nhiên trái tim dù chỉ nhỏ bằng đầu que tăm thôi nhưng đã có những nhịp đập đầu tiên. Dù vậy, nếu đi khám thai trong tuần này, có thể bác sĩ sẽ chưa nghe rõ nhịp đập của tim thai mà sẽ hẹn mẹ 2 tuần sau khám lại để nghe tim thai rõ hơn. Ở tuần thai này, kích thước của bé thường được tính từ đầu đến mông vì chân bé co lại rất khó để xác định. Bé chỉ mới bằng một hạt đậu thôi. Trên đầu bé bắt đầu mọc ra những mô, trồi nhỏ và dần hình thành hàm, má và cằm bé. Trên mặt bé cũng bắt đầu hình thành 2 lúm nhỏ, bạn đừng vội cho rằng đó là 2 má lúm đồng tiền nhé, đó là nơi hình thành lên đôi tai để nghe đấy. Những hõm nhỏ trên khuôn mặt cũng sẽ hình thành mắt, mũi trong vài tuần tới. Cũng trong tuần thai này, thận, gan và phổi của bé đã hình thành. Thai nhi tuần thứ 7. Tính đến thời điểm này, thai nhi đã có sự phát triển đáng kể. Thời gian đầu của tuần thứ 7, chiều dài từ đầu đến mông của bé ước khoảng 4 – 5mm. Đến cuối tuần thai thứ 7, phôi thai sẽ tăng gấp đôi chiều dài, ngày càng tăng từ khoảng 4 - 5mm đến 11 - 13mm, cân nặng khoảng 0,8 gram. Kích thước của bé bây giờ bằng quả mâm xôi. Chồi của chân bắt đầu xuất hiện, nó giống như một vây cá nhỏ, ngắn. Chồi của tay dài hơn một chút và đã phân chia thành phần bàn tay và cánh tay. Chân và tay đã hình thành nên các hình bẹt mà sau này các ngón chân, ngón tay sẽ thay thế. Hệ thống ruột cũng bắt đầu hình thành, ruột thừa cũng đã xuất hiện. Tuyến tụy, nơi sau này sẽ sản sinh ra các hóc môn insulin cũng đã hình thành. Một phần ruột phồng lên bên trong dây rốn. Tim lớn dần lên trong cơ thể bé và bắt đầu phân chia thành hai buồng tim. Não trước đã chia thành hai phần hình thành bán cầu não của não bộ. Cũng từ tuần thai này, thận của bé đã sẵn sàng để làm công việc sản xuất và bài tiết nước tiểu. Bé sẽ đi vệ sinh ra nước ối và bài tiết qua lại trong một chu kỳ liên tục. Thai nhi tuần thứ 8. Đến tuần thai này, đã có thể gọi phôi là một bào thai, có nghĩa là "thai nhi", dù chiếc đuôi nhỏ xuất hiện trong những tuần đầu tiên chưa rụng nhưng chiếc đuôi đó đang ngày càng nhỏ đi so với sự lớn lên của cơ thể. Tất cả những gì có ở một người lớn thì bây giờ cũng đã có trong thai nhi. Các cơ quan nội tạng chính đã phát triển mặc dù vẫn còn đang ở hình thức sơ khai và có thể chưa nằm ở đúng vị trí của chúng. Tim và não đã khá hoàn hảo, nếp gấp mí mắt đang hình thành, chóp mũi đã xuất hiện. Bộ xương của bé bắt đầu hình thành. Các khớp khuỷu tay và các rãnh ngón chân đang bắt đầu lộ rõ. Ngón chân, ngón tay thì đang bắt đầu tạo hình. Cổ tay và khuỷu tay bắt đầu tạo thành chỗ gấp khúc hai cánh tay. Cánh tay kéo dài hơn, chúng chúc xuống phần khuỷu tay và hơi uốn cong xung quanh phần tim. Tuyến sinh dục đang phát triển để hình thành bộ phận sinh dục nam hoặc nữ. Ở phần trung tâm, động mạch chủ và cuống phổi đã hình thành, có biểu hiện đặc trưng riêng. Các ống nối từ cổ họng đến phần chức năng của phổi được phân nhánh, giống như cành cây. Hệ thống tiêu hóa tiếp tục phát triển. Hậu môn được hình thành và ruột ngày càng dài hơn. Lúc này thai nhi có kích thước của một quả nho (dài khoảng 1,25cm). Bé bắt đầu có một số cử động.
Thai nhi 5 tuần tuổi. Thai nhi của mẹ giờ giống như một con nòng nọc và có kích thước bằng khoảng hạt táo. Cũng từ tuần này bé sẽ có những bước phát triển ngoạn mục.
Phôi mầm thai lúc này đã được chia thành 3 lá ngoài, trong và giữa. 3 lá này sẽ hình thành nên các cơ quan và bộ phận trong toàn cơ thể. Ở 2 bên vùng gọi là đầu đã có 2 “mẩu” nhỏ xíu mà sau này sẽ trở thành đôi tai. Ống thần kinh trung ương, khởi thủy của não, xương sống và các nơron thần kinh đang phân chia không ngừng.
Tim và hệ tuần hoàn bắt đầu phát triển. Đã có khởi thủy của phổi, ruột cũng như hệ bài tiết. Cùng lúc đó, dây nhau và dây rốn sơ khởi được hình thành, có nhiệm vụ chuyển các dưỡng chất và ôxy từ mẹ sang bé… bắt đầu sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Ống thần kinh cũng đang được xây dựng trong thời điểm này để trở thành bộ não và tủy sống của bé sau này.
Thai nhi 6 tuần tuổi dù vẫn rất nhỏ nhưng đang tiếp tục có sự phát triển ngoạn mục. Lúc này, bé trông vẫn giống một con nòng nọc hơn là một con người, tuy nhiên trái tim dù chỉ nhỏ bằng đầu que tăm thôi nhưng đã có những nhịp đập đầu tiên.
Dù vậy, nếu đi khám thai trong tuần này, có thể bác sĩ sẽ chưa nghe rõ nhịp đập của tim thai mà sẽ hẹn mẹ 2 tuần sau khám lại để nghe tim thai rõ hơn. Ở tuần thai này, kích thước của bé thường được tính từ đầu đến mông vì chân bé co lại rất khó để xác định. Bé chỉ mới bằng một hạt đậu thôi.
Trên đầu bé bắt đầu mọc ra những mô, trồi nhỏ và dần hình thành hàm, má và cằm bé. Trên mặt bé cũng bắt đầu hình thành 2 lúm nhỏ, bạn đừng vội cho rằng đó là 2 má lúm đồng tiền nhé, đó là nơi hình thành lên đôi tai để nghe đấy. Những hõm nhỏ trên khuôn mặt cũng sẽ hình thành mắt, mũi trong vài tuần tới. Cũng trong tuần thai này, thận, gan và phổi của bé đã hình thành.
Thai nhi tuần thứ 7. Tính đến thời điểm này, thai nhi đã có sự phát triển đáng kể. Thời gian đầu của tuần thứ 7, chiều dài từ đầu đến mông của bé ước khoảng 4 – 5mm. Đến cuối tuần thai thứ 7, phôi thai sẽ tăng gấp đôi chiều dài, ngày càng tăng từ khoảng 4 - 5mm đến 11 - 13mm, cân nặng khoảng 0,8 gram. Kích thước của bé bây giờ bằng quả mâm xôi.
Chồi của chân bắt đầu xuất hiện, nó giống như một vây cá nhỏ, ngắn. Chồi của tay dài hơn một chút và đã phân chia thành phần bàn tay và cánh tay. Chân và tay đã hình thành nên các hình bẹt mà sau này các ngón chân, ngón tay sẽ thay thế.
Hệ thống ruột cũng bắt đầu hình thành, ruột thừa cũng đã xuất hiện. Tuyến tụy, nơi sau này sẽ sản sinh ra các hóc môn insulin cũng đã hình thành. Một phần ruột phồng lên bên trong dây rốn. Tim lớn dần lên trong cơ thể bé và bắt đầu phân chia thành hai buồng tim. Não trước đã chia thành hai phần hình thành bán cầu não của não bộ. Cũng từ tuần thai này, thận của bé đã sẵn sàng để làm công việc sản xuất và bài tiết nước tiểu. Bé sẽ đi vệ sinh ra nước ối và bài tiết qua lại trong một chu kỳ liên tục.
Thai nhi tuần thứ 8. Đến tuần thai này, đã có thể gọi phôi là một bào thai, có nghĩa là "thai nhi", dù chiếc đuôi nhỏ xuất hiện trong những tuần đầu tiên chưa rụng nhưng chiếc đuôi đó đang ngày càng nhỏ đi so với sự lớn lên của cơ thể. Tất cả những gì có ở một người lớn thì bây giờ cũng đã có trong thai nhi. Các cơ quan nội tạng chính đã phát triển mặc dù vẫn còn đang ở hình thức sơ khai và có thể chưa nằm ở đúng vị trí của chúng.
Tim và não đã khá hoàn hảo, nếp gấp mí mắt đang hình thành, chóp mũi đã xuất hiện. Bộ xương của bé bắt đầu hình thành. Các khớp khuỷu tay và các rãnh ngón chân đang bắt đầu lộ rõ. Ngón chân, ngón tay thì đang bắt đầu tạo hình. Cổ tay và khuỷu tay bắt đầu tạo thành chỗ gấp khúc hai cánh tay. Cánh tay kéo dài hơn, chúng chúc xuống phần khuỷu tay và hơi uốn cong xung quanh phần tim. Tuyến sinh dục đang phát triển để hình thành bộ phận sinh dục nam hoặc nữ.
Ở phần trung tâm, động mạch chủ và cuống phổi đã hình thành, có biểu hiện đặc trưng riêng. Các ống nối từ cổ họng đến phần chức năng của phổi được phân nhánh, giống như cành cây. Hệ thống tiêu hóa tiếp tục phát triển. Hậu môn được hình thành và ruột ngày càng dài hơn. Lúc này thai nhi có kích thước của một quả nho (dài khoảng 1,25cm). Bé bắt đầu có một số cử động.