Rửa tay sạch sẽ. Rửa tay thường xuyên là cách hữu hiệu để phòng tránh các bệnh liên quan tới đường hô hấp và tiêu hóa. Vì vậy, một đứa trẻ khỏe mạnh luôn có thói quen rửa tay sau khi đi học về, trước khi ăn , sau khi chơi và đi vệ sinh. Dĩ nhiên, bé cần học kỹ năng rửa tay với xà phòng. Rèn luyện thói quen tập thể dục. Hãy động viên bé hoạt động thật nhiều ngay từ khi nhỏ bằng cách đưa bé ra ngoài và dạy bé những trò chơi những môn thể thao khác nhau. Nếu điều kiện kinh tế cho phép thì bạn có thể cho bé học môn khiêu vũ thể thao, tham gia vào các lớp học thể dục hay có thể cho bé đi bơi thường xuyên. Dạy con thói quen đánh răng. Bố mẹ nên đánh răng cho bé khoảng 2 phút mỗi tối cho tới khi bé được 5-8 tuổi. Bạn phải giám sát việc đánh răng của bé tới khi bé 10 tuổi. Trẻ thường thích tự đánh răng một mình vì thế hãy để bé đánh răng sau khi bố mẹ đánh răng xong.Hạn chế việc sử dụng các hóa chất có hại cho trẻ. Rất nhiều sản phẩm dùng cho trẻ, từ kem chống nắng, xịt chống côn trùng đến dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng đều có chứa các chất hóa học độc hại. Bố mẹ có thể tránh tác hại của chúng đến trẻ bằng cách sử dụng các biện pháp thay thế có nguồn gốc tự nhiên. Ngủ đúng giờ. “Những đứa trẻ khỏe mạnh thường ngủ sớm và có giấc ngủ sâu. Không ngủ đủ sẽ làm tăng nguy cơ bị cúm hay cảm lạnh ở trẻ”. Hầu hết trẻ dưới 1 tuổi cần ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày. Trẻ mầm non cần 11 – 13 tiếng để ngủ.Có một chế độ ăn đảm bảo và cân bằng dinh dưỡng. Ăn nhiều rau và hoa quả giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Những đứa trẻ khỏe mạnh thường ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C (súp lơ, dâu tây, nước cam) và vitamin D (cá thu, sữa công thức và ngũ cốc). Ăn sữa chua sẽ cung cấp men vi sinh tự nhiên, cũng giúp bé tăng cường hệ miễn dịch. Thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ: Qua đợt khám sức khỏe định kỳ, trẻ sẽ được đánh giá tổng quát về thể lực cũng như sự tăng trưởng của cơ thể như kiểm tra về chiều cao, cân nặng, thị lực, thính giác, tâm thần, vận động, thăm khám các bệnh về tiêu hóa, hô hấp, về máu để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe của trẻ. Tiêm phòng đầy đủ. Trung tâm Kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ cho biết, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh, đặc biệt với bệnh cúm chính là tiêm phòng. Dù việc tiêm vắc – xin thời gian gần đây có gặp nhiều tai tiếng và khiến bạn e ngại. Nhưng xét cho cùng, nếu bạn tìm được địa chỉ tin cậy và cho con đi tiêm phòng định kỳ thì chủng ngừa là phương pháp vô cùng kỳ diệu để tăng cường khả năng miễn dịch cho bé.
Rửa tay sạch sẽ. Rửa tay thường xuyên là cách hữu hiệu để phòng tránh các bệnh liên quan tới đường hô hấp và tiêu hóa. Vì vậy, một đứa trẻ khỏe mạnh luôn có thói quen rửa tay sau khi đi học về, trước khi ăn , sau khi chơi và đi vệ sinh. Dĩ nhiên, bé cần học kỹ năng rửa tay với xà phòng.
Rèn luyện thói quen tập thể dục. Hãy động viên bé hoạt động thật nhiều ngay từ khi nhỏ bằng cách đưa bé ra ngoài và dạy bé những trò chơi những môn thể thao khác nhau. Nếu điều kiện kinh tế cho phép thì bạn có thể cho bé học môn khiêu vũ thể thao, tham gia vào các lớp học thể dục hay có thể cho bé đi bơi thường xuyên.
Dạy con thói quen đánh răng. Bố mẹ nên đánh răng cho bé khoảng 2 phút mỗi tối cho tới khi bé được 5-8 tuổi. Bạn phải giám sát việc đánh răng của bé tới khi bé 10 tuổi. Trẻ thường thích tự đánh răng một mình vì thế hãy để bé đánh răng sau khi bố mẹ đánh răng xong.
Hạn chế việc sử dụng các hóa chất có hại cho trẻ. Rất nhiều sản phẩm dùng cho trẻ, từ kem chống nắng, xịt chống côn trùng đến dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng đều có chứa các chất hóa học độc hại. Bố mẹ có thể tránh tác hại của chúng đến trẻ bằng cách sử dụng các biện pháp thay thế có nguồn gốc tự nhiên.
Ngủ đúng giờ. “Những đứa trẻ khỏe mạnh thường ngủ sớm và có giấc ngủ sâu. Không ngủ đủ sẽ làm tăng nguy cơ bị cúm hay cảm lạnh ở trẻ”. Hầu hết trẻ dưới 1 tuổi cần ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày. Trẻ mầm non cần 11 – 13 tiếng để ngủ.
Có một chế độ ăn đảm bảo và cân bằng dinh dưỡng. Ăn nhiều rau và hoa quả giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Những đứa trẻ khỏe mạnh thường ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C (súp lơ, dâu tây, nước cam) và vitamin D (cá thu, sữa công thức và ngũ cốc). Ăn sữa chua sẽ cung cấp men vi sinh tự nhiên, cũng giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.
Thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ: Qua đợt khám sức khỏe định kỳ, trẻ sẽ được đánh giá tổng quát về thể lực cũng như sự tăng trưởng của cơ thể như kiểm tra về chiều cao, cân nặng, thị lực, thính giác, tâm thần, vận động, thăm khám các bệnh về tiêu hóa, hô hấp, về máu để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe của trẻ.
Tiêm phòng đầy đủ. Trung tâm Kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ cho biết, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh, đặc biệt với bệnh cúm chính là tiêm phòng. Dù việc tiêm vắc – xin thời gian gần đây có gặp nhiều tai tiếng và khiến bạn e ngại. Nhưng xét cho cùng, nếu bạn tìm được địa chỉ tin cậy và cho con đi tiêm phòng định kỳ thì chủng ngừa là phương pháp vô cùng kỳ diệu để tăng cường khả năng miễn dịch cho bé.