Thai nhi tuần thứ 37. Bé lúc này vẫn lên cân, khoảng 28g mỗi ngày. Trung bình tuần này bé nặng khoảng 2,8kg và “cao” khoảng 48cm. Những tuần cuối này, bé tiếp tục tăng thêm 15gram chất béo mỗi ngày. Chất béo này giúp cơ thể điều hoà nhiệt độ và duy trì lượng đường trong máu. Não bộ và hộp sọ tiếp tục phát triển. Trọng lượng của em bé cũng đạt đến mức gần như hoàn toàn. Thời gian này bạn chỉ cần chuẩn bị tâm lý để sinh con, hoàn toàn không lo nghĩ về vấn đề khác. Sức khỏe tốt sẽ đảm bảo cho bạn mẹ tròn con vuông. Thai nhi tuần thứ 38. Bé vẫn tiếp tục nuốt nước ối. Các chất trong nước ối sẽ được chuyển hóa và giữ lại ở ruột, tạo thành lớp phân su màu đen dính. Bé lúc này nặng gần 3,1kg và đã dài tới 50cm tính từ đầu tới chân. Nhiều bé lúc này đã có tóc và tóc dài khoảng 2,5cm. Lông và các chất gây đã bao phủ cơ thể bé từ tuần thứ 26. Tuần này, lớp lông tơ và lớp gây (giống như phô mai) bao bọc cơ thể bé nhằm bảo vệ làn da mỏng manh của thai nhi trong môi trường nước ối đang dần dần biến mất và chỉ có số ít trẻ vẫn còn lông tơ và gây khi chào đời. Thai nhi tuần thứ 39. Lúc này, thai nhi vẫn tiếp tục tăng trọng lượng cho đến những tuần cuối cùng. Tử cung của bạn bây giờ không còn nhiều khoảng trống cho bé hoạt động nữa vì kích cỡ của bé quá lớn, dài gần 51cm và nặng khoảng 3,2kg. Bé trai có xu hướng nặng cân hơn bé gái. Do bé đã lớn và chiếm hết chỗ trong tử cung, rất có thể dây rốn bị thắt và quấn quanh người bé. Ở thời điểm này, cơ thể bé đã hoàn thiện. Lớp mỡ dưới da có thể giữ ẩm được cho cơ thể trước sự thay đổi của môi trường. Lớp da bên ngoài của bé bong tróc ra, đồng thời một lớp da mới được hình thành bên dưới lớp da cũ. Hầu hết lớp lông tơ và các chất gây bảo vệ cơ thể bé đã mất đi. Trong thời gian này, các cơ quan của bé cũng đã phát triển toàn diện để đảm bảo cho một sự sống hoàn toàn mới. Thai nhi tuần thứ 40: Lúc này, bé “cao” trung bình là 51cm tính từ đầu đến chân và nặng xấp xỉ 3,4kg lúc sinh. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng giống nhau và cân nặng lúc chào đời khoảng 2,5 - 3,8kg là đảm bảo sức khỏe. Dịch ối lúc này chuyển màu lợt hơn do chất trắng đục như sữa từ chất gây bao quanh người bé sẽ “thôi” vào dịch ối. Lớp da ngoài cũng đang bong tróc, nhường chỗ cho lớp da mới. Thai nhi tuần thứ 41. Quá trình sinh trưởng và phát triển của thai nhi trong tử cung dựa vào hai chức năng quan trọng của nhau thai là cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng. Thai nhi sẽ tiếp tục dựa vào hai chức năng này của nhau thai để sinh trưởng và phát triển trong tử cung khi quá ngày sinh. Khi thai quá ngày, nhau thai có thể không cung cấp đủ ôxy và các dưỡng chất thiết yếu mà đứa trẻ cần để tiếp tục sinh trưởng và phát triển, thai nhi có thể bị mất chất dinh dưỡng. Khi đó, nó được gọi là thai già tháng. Đa số các bác sĩ sẽ không để bạn chờ quá 2 tuần sau ngày sinh dự kiến, bởi vì điều đó làm tăng nguy cơ biến chứng cho cả bạn và bé.
Thai nhi tuần thứ 37. Bé lúc này vẫn lên cân, khoảng 28g mỗi ngày. Trung bình tuần này bé nặng khoảng 2,8kg và “cao” khoảng 48cm. Những tuần cuối này, bé tiếp tục tăng thêm 15gram chất béo mỗi ngày. Chất béo này giúp cơ thể điều hoà nhiệt độ và duy trì lượng đường trong máu. Não bộ và hộp sọ tiếp tục phát triển.
Trọng lượng của em bé cũng đạt đến mức gần như hoàn toàn. Thời gian này bạn chỉ cần chuẩn bị tâm lý để sinh con, hoàn toàn không lo nghĩ về vấn đề khác. Sức khỏe tốt sẽ đảm bảo cho bạn mẹ tròn con vuông.
Thai nhi tuần thứ 38. Bé vẫn tiếp tục nuốt nước ối. Các chất trong nước ối sẽ được chuyển hóa và giữ lại ở ruột, tạo thành lớp phân su màu đen dính. Bé lúc này nặng gần 3,1kg và đã dài tới 50cm tính từ đầu tới chân.
Nhiều bé lúc này đã có tóc và tóc dài khoảng 2,5cm. Lông và các chất gây đã bao phủ cơ thể bé từ tuần thứ 26. Tuần này, lớp lông tơ và lớp gây (giống như phô mai) bao bọc cơ thể bé nhằm bảo vệ làn da mỏng manh của thai nhi trong môi trường nước ối đang dần dần biến mất và chỉ có số ít trẻ vẫn còn lông tơ và gây khi chào đời.
Thai nhi tuần thứ 39. Lúc này, thai nhi vẫn tiếp tục tăng trọng lượng cho đến những tuần cuối cùng. Tử cung của bạn bây giờ không còn nhiều khoảng trống cho bé hoạt động nữa vì kích cỡ của bé quá lớn, dài gần 51cm và nặng khoảng 3,2kg. Bé trai có xu hướng nặng cân hơn bé gái. Do bé đã lớn và chiếm hết chỗ trong tử cung, rất có thể dây rốn bị thắt và quấn quanh người bé.
Ở thời điểm này, cơ thể bé đã hoàn thiện. Lớp mỡ dưới da có thể giữ ẩm được cho cơ thể trước sự thay đổi của môi trường. Lớp da bên ngoài của bé bong tróc ra, đồng thời một lớp da mới được hình thành bên dưới lớp da cũ. Hầu hết lớp lông tơ và các chất gây bảo vệ cơ thể bé đã mất đi. Trong thời gian này, các cơ quan của bé cũng đã phát triển toàn diện để đảm bảo cho một sự sống hoàn toàn mới.
Thai nhi tuần thứ 40: Lúc này, bé “cao” trung bình là 51cm tính từ đầu đến chân và nặng xấp xỉ 3,4kg lúc sinh. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng giống nhau và cân nặng lúc chào đời khoảng 2,5 - 3,8kg là đảm bảo sức khỏe.
Dịch ối lúc này chuyển màu lợt hơn do chất trắng đục như sữa từ chất gây bao quanh người bé sẽ “thôi” vào dịch ối. Lớp da ngoài cũng đang bong tróc, nhường chỗ cho lớp da mới.
Thai nhi tuần thứ 41. Quá trình sinh trưởng và phát triển của thai nhi trong tử cung dựa vào hai chức năng quan trọng của nhau thai là cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng. Thai nhi sẽ tiếp tục dựa vào hai chức năng này của nhau thai để sinh trưởng và phát triển trong tử cung khi quá ngày sinh.
Khi thai quá ngày, nhau thai có thể không cung cấp đủ ôxy và các dưỡng chất thiết yếu mà đứa trẻ cần để tiếp tục sinh trưởng và phát triển, thai nhi có thể bị mất chất dinh dưỡng. Khi đó, nó được gọi là thai già tháng. Đa số các bác sĩ sẽ không để bạn chờ quá 2 tuần sau ngày sinh dự kiến, bởi vì điều đó làm tăng nguy cơ biến chứng cho cả bạn và bé.