Nên vệ sinh mũi khi trẻ có các biểu hiện hoặc mắc các bệnh về viêm đường hô hấp như: chảy nước mũi, ngạt mũi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, ho, viêm tai giữa…, khi bé đi ngoài đường về, nhất là đi bằng xe gắn máy. Nên vệ sinh mũi cho trẻ trước khi cho ăn 30 phút để tránh nôn trớ. Nếu trẻ bị nôn trớ thì sau đó nên vệ sinh ngay, vì thức ăn kèm dịch vị dạ dày sẽ bám trên mũi, là nguyên nhân gây viêm dai dẳng ở trẻ em. Bạn có thể rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý ấm. Trẻ lớn có thể dùng bình rửa chuyên dụng hay syringe. Với trẻ nhỏ thì dùng nước muối nhỏ mũi hay bình xịt mũi dạng phun sương. Khi xịt rửa mũi cho con, cha mẹ cần bơm nước vào mũi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đó là cố gắng rửa mũi lúc trẻ thức, lúc trẻ mở miệng để màng hầu che kín giúp nước từ mũi không chảy vào họng.Nếu dùng dụng cụ vệ sinh mũi, bạn nên cho trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên, há miệng thở, xịt nước vào bên mũi phía trên cho tới khi nước chảy qua mũi bên kia hay qua miệng. Nếu dùng nước muối nhỏ giọt, cho trẻ nằm ngửa hay bế ngửa, xịt 1 đến 2 nhát bình xịt vào mũi. Trong trường hợp dùng nước nhỏ thì nhỏ từ 3 đến 5 giọt. Với trẻ lớn đã biết xì mũi, sau khi rửa mũi cho trẻ, cha mẹ hướng dẫn con dùng hơi xì mạnh ra ngoài. Với trẻ sơ sinh, cha mẹ dùng dụng cụ hút mũi đã tiệt trùng, hút thật nhẹ nhàng đưa gỉ mũi bẩn ra ngoài. Động tác hút mũi hay xì mũi cho trẻ rất quan trọng. Vì nếu không hút dịch sau khi nhỏ mũi thì tác dụng vệ sinh, rửa mũi hầu như không còn. Các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý vệ sinh tay trước và sau khi vệ sinh mũi cho bé bằng giấy ướt hoặc xà phòng.
Nên vệ sinh mũi khi trẻ có các biểu hiện hoặc mắc các bệnh về viêm đường hô hấp như: chảy nước mũi, ngạt mũi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, ho, viêm tai giữa…, khi bé đi ngoài đường về, nhất là đi bằng xe gắn máy.
Nên vệ sinh mũi cho trẻ trước khi cho ăn 30 phút để tránh nôn trớ. Nếu trẻ bị nôn trớ thì sau đó nên vệ sinh ngay, vì thức ăn kèm dịch vị dạ dày sẽ bám trên mũi, là nguyên nhân gây viêm dai dẳng ở trẻ em.
Bạn có thể rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý ấm. Trẻ lớn có thể dùng bình rửa chuyên dụng hay syringe. Với trẻ nhỏ thì dùng nước muối nhỏ mũi hay bình xịt mũi dạng phun sương.
Khi xịt rửa mũi cho con, cha mẹ cần bơm nước vào mũi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đó là cố gắng rửa mũi lúc trẻ thức, lúc trẻ mở miệng để màng hầu che kín giúp nước từ mũi không chảy vào họng.
Nếu dùng dụng cụ vệ sinh mũi, bạn nên cho trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên, há miệng thở, xịt nước vào bên mũi phía trên cho tới khi nước chảy qua mũi bên kia hay qua miệng. Nếu dùng nước muối nhỏ giọt, cho trẻ nằm ngửa hay bế ngửa, xịt 1 đến 2 nhát bình xịt vào mũi. Trong trường hợp dùng nước nhỏ thì nhỏ từ 3 đến 5 giọt.
Với trẻ lớn đã biết xì mũi, sau khi rửa mũi cho trẻ, cha mẹ hướng dẫn con dùng hơi xì mạnh ra ngoài. Với trẻ sơ sinh, cha mẹ dùng dụng cụ hút mũi đã tiệt trùng, hút thật nhẹ nhàng đưa gỉ mũi bẩn ra ngoài. Động tác hút mũi hay xì mũi cho trẻ rất quan trọng. Vì nếu không hút dịch sau khi nhỏ mũi thì tác dụng vệ sinh, rửa mũi hầu như không còn.
Các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý vệ sinh tay trước và sau khi vệ sinh mũi cho bé bằng giấy ướt hoặc xà phòng.