1. Xác định các yếu tố gây stress. Muốn trị bệnh trước tiên phải hiểu rõ nguồn gốc bệnh tật, từ đó mới có thể đưa ra kế hoạch cũng như mục tiêu để đánh bại căng thẳng. Nếu không thể loại bỏ hoàn toàn sự căng thẳng bạn cũng có thể giảm thiểu ảnh hưởng của nó đến cuộc sống cũng như sức khỏe của cả mẹ và bé.2. Tập thể dục thường xuyên. Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn, tập thể dục không những giảm stress mà còn giúp bà bầu tăng cân vừa phải. Do đó, phụ nữ mang thai nên tiếp tục những hoạt động thể chất mà họ yêu thích, đặc biệt nếu đó là hoạt động họ đã thực hiện trong nhiều năm, tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.3. Tâm sự với những người xung quanh bạn. Khi bạn mang thai, những người xung quanh bạn luôn có xu hướng bao bọc, chăm sóc và bảo vệ bạn. Vậy khi gặp trắc trở hay khó khăn, đừng tự ôm bực vào mình, hãy chia sẻ với những người xung quanh để tìm ra phương pháp giải quyết phù hợp. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tự chiều bản thân bằng những hoạt động xã hội hay những cuộc hẹn với bạn bè.4. Hãy quan tâm đến vấn đề tài chính. Đối với nhiều bà mẹ tương lai, vấn đề tài chính là nguyên nhân tất yếu dẫn đến căng thẳng và lo lắng, bạn phải lo phí đi đẻ, bảo hiểm, bỉm sữa cho bé...Do đó, hãy tranh thủ tích cóp tiền từ trước, nhờ sự giúp đỡ của những người thân thiết xung quanh bạn.5. Nói chuyện với bác sĩ của bạn. Bác sĩ của bạn có thể giúp giải quyết căng thẳng, bao gồm các vấn đề về sức khỏe, tập thể dục khi mang thai hay tư vấn những khó khăn mà bà bầu thường gặp.6. Hãy thư giãn. Với những nỗ lực chuẩn bị cho em bé chào đời, phụ nữ mang thai đôi khi quên thả lỏng, nuông chiều bản thân. Thời điểm mang thai phù hợp để tập yoga, thiền định hay đơn giản là những hoạt động thư giãn khác như đi nghỉ ở nơi yên tĩnh.
1. Xác định các yếu tố gây stress. Muốn trị bệnh trước tiên phải hiểu rõ nguồn gốc bệnh tật, từ đó mới có thể đưa ra kế hoạch cũng như mục tiêu để đánh bại căng thẳng. Nếu không thể loại bỏ hoàn toàn sự căng thẳng bạn cũng có thể giảm thiểu ảnh hưởng của nó đến cuộc sống cũng như sức khỏe của cả mẹ và bé.
2. Tập thể dục thường xuyên. Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn, tập thể dục không những giảm stress mà còn giúp bà bầu tăng cân vừa phải. Do đó, phụ nữ mang thai nên tiếp tục những hoạt động thể chất mà họ yêu thích, đặc biệt nếu đó là hoạt động họ đã thực hiện trong nhiều năm, tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
3. Tâm sự với những người xung quanh bạn. Khi bạn mang thai, những người xung quanh bạn luôn có xu hướng bao bọc, chăm sóc và bảo vệ bạn. Vậy khi gặp trắc trở hay khó khăn, đừng tự ôm bực vào mình, hãy chia sẻ với những người xung quanh để tìm ra phương pháp giải quyết phù hợp. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tự chiều bản thân bằng những hoạt động xã hội hay những cuộc hẹn với bạn bè.
4. Hãy quan tâm đến vấn đề tài chính. Đối với nhiều bà mẹ tương lai, vấn đề tài chính là nguyên nhân tất yếu dẫn đến căng thẳng và lo lắng, bạn phải lo phí đi đẻ, bảo hiểm, bỉm sữa cho bé...Do đó, hãy tranh thủ tích cóp tiền từ trước, nhờ sự giúp đỡ của những người thân thiết xung quanh bạn.
5. Nói chuyện với bác sĩ của bạn. Bác sĩ của bạn có thể giúp giải quyết căng thẳng, bao gồm các vấn đề về sức khỏe, tập thể dục khi mang thai hay tư vấn những khó khăn mà bà bầu thường gặp.
6. Hãy thư giãn. Với những nỗ lực chuẩn bị cho em bé chào đời, phụ nữ mang thai đôi khi quên thả lỏng, nuông chiều bản thân. Thời điểm mang thai phù hợp để tập yoga, thiền định hay đơn giản là những hoạt động thư giãn khác như đi nghỉ ở nơi yên tĩnh.