1 - Không ở bên con những giây phút đầu đời: trừ khi bé có vấn đề về sức khỏe buộc phải xử lý trong môi trường đặc biệt thì mẹ nên bế bé càng sớm càng tốt. Các nhà khoa học tiết lộ chính nhịp tim và giọng nói của người mẹ sẽ giúp bé cảm thấy an toàn khi “chập chững vào đời”. Đây cũng là thời điểm vàng để bạn cho con yêu dùng bữa bằng sữa non của mình. Sữa non chứa nhiều chất dinh duỡng có nhiều kháng thể (IgA), các tế bào bạch cầu có tác dụng bảo vệ cơ thể trẻ chống nhiễm khuẩn và dị ứng, giúp bộ máy tiêu hoá trưởng thành.
2 – Kê đầu ti không chính xác: điều này có thể khiến bé ngậm vào khu vực quầng vú của mẹ. Việc kê đầu ti không chính xác làm trẻ không nhận được lượng sữa cần thiết mà còn khiến ngực mẹ bị đau. Hãy bế bé lên, kích thích cho bé mở rộng miệng rồi cẩn thận kê đầu ti vào chính giữa hai môi. Khi cho bú, hãy đưa con dựa vào ngực bạn thật nhanh để bé có thể cảm nhận nhịp tim đập của bạn.
3 - Stress khi cho con bú: trong lần đầu cho con bú các bà mẹ trẻ không tránh khỏi những bỡ ngỡ. Lời khuyên các chuyên gia dành cho chị em là hãy hít sâu, thở ra một vài lần để lấy lại bình tĩnh rồi đưa vú vào miệng trẻ. Những hành động luống cuống của bạn lúc đầu có thể làm bé khó chịu hoặc thậm chí có thể làm đau chúng.
4 - Bạ đâu cho bú đấy: thường xuyên cho con bú sữa mẹ là việc đáng khuyến khích nhưng các bậc mẫu nhi cũng cần phải chọn cho mình một vị trí phù hợp. Hãy bế con sát vào lòng sao cho đầu, thân thẳng hàng để bé được thoải mái, bú lâu hơn. Mẹ bé cũng nên ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái, cho bé ngậm sâu vào quầng vú, miệng mở rộng, môi dưới trề ra, cằm chạm vào vú mẹ, má bé căng phồng.
5 - Không được chuẩn bị tốt: một số mẹ bầu cho rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm hỏng mất thân hình hấp dẫn của họ và quyết định không cho con bú. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên thay vì lo sợ mất đi vòng một quyến rũ nên tham gia các câu lạc bộ dành cho mẹ bầu. Ở đó, chị em sẽ được chia sẻ kỹ năng nuôi dạy con cũng như được tư vấn các kiến thức bổ ích.
6 - Cho con ăn mọi lúc: việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng bằng cách cho con bú là rất cần thiết. Nhưng nó sẽ tốt hơn nếu biết cách đưa con vào “khuôn khổ”. Thiết lập được giờ ăn sẽ rất tốt cho giấc ngủ của bé.
7 - Cho con dùng núm vú giả quá sớm: không nên lạm dụng núm vú giả, bú bình quá sớm. Nếu núm vú giả là giải pháp cuối cùng của bạn thì cần phải sử dụng đan xen với ti mẹ. Việc cho trẻ ngậm núm vú giả quá sớm sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới thói quen bú mẹ của bé. Ngậm núm vú giả nhiều và trong thời gian dài sẽ khiến bé phải đối mặt với những ảnh hưởng xấu đến hàm răng.
8 - Đi làm lại quá sớm: đi làm quá sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc chăm sóc con cái. Cụ thể, các bà mẹ sẽ phải căng mình để làm tốt ở chỗ làm việc, sau đó lại tiếp tục đối diện với stress, thiếu ngủ do phải chăm sóc con về đêm. Nó cũng ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của tuyến vú.
9 - Thiếu sự tự tin: nhiều bà mẹ rất “lăn tăn” về lượng sữa của mình liệu có đủ cho bé không, liệu nguồn dinh dưỡng trong sữa có giúp bé tăng trưởng tốt và tìm đến sự giúp đỡ của sữa công thức. Chia sẻ về kinh nghiệm của mình, Jennifer, một bà mẹ người Chicago nói: “Lúc đầu tôi cũng lo lắng về nó và có lúc thấy thất vọng tràn trề về mình. Nhưng tôi vẫn kiên trì và giờ đây con tôi rất mũm mĩm, khỏe mạnh. Tôi thấy rằng những lo lắng của mình trước đây thật vô nghĩa”.
10 - Cai sữa quá sớm: Không nên cai sữa khi con trước 12 tháng tuổi vì việc ăn sữa ngoài hoặc ăn bổ sung quá sớm rất dễ gây tiêu chảy. Mặt khác, do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ nên khả năng tiêu hóa, hấp thu kém, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng.
1 - Không ở bên con những giây phút đầu đời: trừ khi bé có vấn đề về sức khỏe buộc phải xử lý trong môi trường đặc biệt thì mẹ nên bế bé càng sớm càng tốt. Các nhà khoa học tiết lộ chính nhịp tim và giọng nói của người mẹ sẽ giúp bé cảm thấy an toàn khi “chập chững vào đời”. Đây cũng là thời điểm vàng để bạn cho con yêu dùng bữa bằng sữa non của mình. Sữa non chứa nhiều chất dinh duỡng có nhiều kháng thể (IgA), các tế bào bạch cầu có tác dụng bảo vệ cơ thể trẻ chống nhiễm khuẩn và dị ứng, giúp bộ máy tiêu hoá trưởng thành.
2 – Kê đầu ti không chính xác: điều này có thể khiến bé ngậm vào khu vực quầng vú của mẹ. Việc kê đầu ti không chính xác làm trẻ không nhận được lượng sữa cần thiết mà còn khiến ngực mẹ bị đau. Hãy bế bé lên, kích thích cho bé mở rộng miệng rồi cẩn thận kê đầu ti vào chính giữa hai môi. Khi cho bú, hãy đưa con dựa vào ngực bạn thật nhanh để bé có thể cảm nhận nhịp tim đập của bạn.
3 - Stress khi cho con bú: trong lần đầu cho con bú các bà mẹ trẻ không tránh khỏi những bỡ ngỡ. Lời khuyên các chuyên gia dành cho chị em là hãy hít sâu, thở ra một vài lần để lấy lại bình tĩnh rồi đưa vú vào miệng trẻ. Những hành động luống cuống của bạn lúc đầu có thể làm bé khó chịu hoặc thậm chí có thể làm đau chúng.
4 - Bạ đâu cho bú đấy: thường xuyên cho con bú sữa mẹ là việc đáng khuyến khích nhưng các bậc mẫu nhi cũng cần phải chọn cho mình một vị trí phù hợp. Hãy bế con sát vào lòng sao cho đầu, thân thẳng hàng để bé được thoải mái, bú lâu hơn. Mẹ bé cũng nên ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái, cho bé ngậm sâu vào quầng vú, miệng mở rộng, môi dưới trề ra, cằm chạm vào vú mẹ, má bé căng phồng.
5 - Không được chuẩn bị tốt: một số mẹ bầu cho rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm hỏng mất thân hình hấp dẫn của họ và quyết định không cho con bú. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên thay vì lo sợ mất đi vòng một quyến rũ nên tham gia các câu lạc bộ dành cho mẹ bầu. Ở đó, chị em sẽ được chia sẻ kỹ năng nuôi dạy con cũng như được tư vấn các kiến thức bổ ích.
6 - Cho con ăn mọi lúc: việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng bằng cách cho con bú là rất cần thiết. Nhưng nó sẽ tốt hơn nếu biết cách đưa con vào “khuôn khổ”. Thiết lập được giờ ăn sẽ rất tốt cho giấc ngủ của bé.
7 - Cho con dùng núm vú giả quá sớm: không nên lạm dụng núm vú giả, bú bình quá sớm. Nếu núm vú giả là giải pháp cuối cùng của bạn thì cần phải sử dụng đan xen với ti mẹ. Việc cho trẻ ngậm núm vú giả quá sớm sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới thói quen bú mẹ của bé. Ngậm núm vú giả nhiều và trong thời gian dài sẽ khiến bé phải đối mặt với những ảnh hưởng xấu đến hàm răng.
8 - Đi làm lại quá sớm: đi làm quá sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc chăm sóc con cái. Cụ thể, các bà mẹ sẽ phải căng mình để làm tốt ở chỗ làm việc, sau đó lại tiếp tục đối diện với stress, thiếu ngủ do phải chăm sóc con về đêm. Nó cũng ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của tuyến vú.
9 - Thiếu sự tự tin: nhiều bà mẹ rất “lăn tăn” về lượng sữa của mình liệu có đủ cho bé không, liệu nguồn dinh dưỡng trong sữa có giúp bé tăng trưởng tốt và tìm đến sự giúp đỡ của sữa công thức. Chia sẻ về kinh nghiệm của mình, Jennifer, một bà mẹ người Chicago nói: “Lúc đầu tôi cũng lo lắng về nó và có lúc thấy thất vọng tràn trề về mình. Nhưng tôi vẫn kiên trì và giờ đây con tôi rất mũm mĩm, khỏe mạnh. Tôi thấy rằng những lo lắng của mình trước đây thật vô nghĩa”.
10 - Cai sữa quá sớm: Không nên cai sữa khi con trước 12 tháng tuổi vì việc ăn sữa ngoài hoặc ăn bổ sung quá sớm rất dễ gây tiêu chảy. Mặt khác, do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ nên khả năng tiêu hóa, hấp thu kém, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng.