Nhiễm HIV. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trên thế giới lây nhiễm theo đường từ mẹ sang con. Trẻ có thể bị nhiễm khi còn là thời kì bào thai, trong lúc sinh hoặc khi cho con bú… Rubella. Nếu mẹ bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kì thì nguy cơ trẻ bị dị tật rất cao. Vì vậy, cần tiêm ngừa trước khi mang thai 3 tháng hoặc ít nhất là 1 tháng.Nhiễm liên khuẩn cầu nhóm B. Khi bị nhiễm liên khuẩn cầu nhóm B, trẻ có thể bị viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm rộp da hoăc viêm xương khớp. Nếu được điều trị, 50% trẻ bị nhiễm khuẩn có thể hết. Bệnh lậu. Tuy mức độ ảnh hưởng của bệnh lậu tới thai nhi ít hơn so với bệnh giang mai tuy nhiên nó vẫn gây nên một số tác hại như: Sự phát triển của thai nhi có phần bị chậm lại. Màng ối có nguy cơ bị nhiễm lậu cầu nên có thể vỡ sớm hơn gây đẻ non. Trẻ khi sinh ra có nguy cơ mắc viêm, loét giác mạc dễ dẫn đến mù lòa. Bệnh giang mai. Thai phụ bị bênh giang mai nếu không điều trị, xoắn khuẩn giang mai truyền từ mẹ sang con qua rau thai gây ra thai chết lưu, sảy thai, đẻ non và các dị hình ở trẻ sơ sinh như: Trẻ đẻ ra nhỏ xương hơn so với trẻ khác, da nhăn nheo, vàng nhạt như ông già, bụng to, tuần hoàn bằng hệ, gan to, lách to, sút cân nhanh, có thể chết bất thình lình.Bệnh mụn rộp. Nếu người mẹ khi mang thai mắc mụn rộp sinh dục thì con sinh ra có nhiều khả năng nhiễm bệnh. Về lâm sàng có thể phát hiện dựa vào những mụn nước trên da. Nhiều vùng da bị nhiễm bệnh. Trẻ cũng có thể mắc mụn rộp ở cơ quan hô hấp hoặc viêm màng não. Trẻ sơ sinh nếu bị nhiễm virus Herpes sẽ rất nặng, có thể dẫn đến tử vong vì các thương tổn nội tạng. Bệnh sùi mào gà. Thai phụ mắc sùi mào gà nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non. Khi sinh, virus HPV có thể lây truyền từ cơ quan sinh dục mẹ xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ sơ sinh gây u nhú thanh quản. Nhiễm nấm lúc mang thai. Dù không nghiêm trọng nhưng thường làm trẻ khó chịu, ngứa ngáy và quấy khóc. Nấm thường phát triển ở lưỡi và niêm mạc miệng thành từng đám trắng hoặc bộ phận sinh dục.
Nhiễm HIV. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trên thế giới lây nhiễm theo đường từ mẹ sang con. Trẻ có thể bị nhiễm khi còn là thời kì bào thai, trong lúc sinh hoặc khi cho con bú…
Rubella. Nếu mẹ bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kì thì nguy cơ trẻ bị dị tật rất cao. Vì vậy, cần tiêm ngừa trước khi mang thai 3 tháng hoặc ít nhất là 1 tháng.
Nhiễm liên khuẩn cầu nhóm B. Khi bị nhiễm liên khuẩn cầu nhóm B, trẻ có thể bị viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm rộp da hoăc viêm xương khớp. Nếu được điều trị, 50% trẻ bị nhiễm khuẩn có thể hết.
Bệnh lậu. Tuy mức độ ảnh hưởng của bệnh lậu tới thai nhi ít hơn so với bệnh giang mai tuy nhiên nó vẫn gây nên một số tác hại như: Sự phát triển của thai nhi có phần bị chậm lại. Màng ối có nguy cơ bị nhiễm lậu cầu nên có thể vỡ sớm hơn gây đẻ non. Trẻ khi sinh ra có nguy cơ mắc viêm, loét giác mạc dễ dẫn đến mù lòa.
Bệnh giang mai. Thai phụ bị bênh giang mai nếu không điều trị, xoắn khuẩn giang mai truyền từ mẹ sang con qua rau thai gây ra thai chết lưu, sảy thai, đẻ non và các dị hình ở trẻ sơ sinh như: Trẻ đẻ ra nhỏ xương hơn so với trẻ khác, da nhăn nheo, vàng nhạt như ông già, bụng to, tuần hoàn bằng hệ, gan to, lách to, sút cân nhanh, có thể chết bất thình lình.
Bệnh mụn rộp. Nếu người mẹ khi mang thai mắc mụn rộp sinh dục thì con sinh ra có nhiều khả năng nhiễm bệnh. Về lâm sàng có thể phát hiện dựa vào những mụn nước trên da. Nhiều vùng da bị nhiễm bệnh. Trẻ cũng có thể mắc mụn rộp ở cơ quan hô hấp hoặc viêm màng não. Trẻ sơ sinh nếu bị nhiễm virus Herpes sẽ rất nặng, có thể dẫn đến tử vong vì các thương tổn nội tạng.
Bệnh sùi mào gà. Thai phụ mắc sùi mào gà nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non. Khi sinh, virus HPV có thể lây truyền từ cơ quan sinh dục mẹ xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ sơ sinh gây u nhú thanh quản.
Nhiễm nấm lúc mang thai. Dù không nghiêm trọng nhưng thường làm trẻ khó chịu, ngứa ngáy và quấy khóc. Nấm thường phát triển ở lưỡi và niêm mạc miệng thành từng đám trắng hoặc bộ phận sinh dục.