Mẹ không cho trẻ bú đủ thường xuyên. Đây là nguyên nhân thông thường dẫn đến việc người mẹ ít sữa. Một số bà mẹ cho trẻ bú một đến hai lần mỗi ngày, lại có bà mẹ không cho trẻ bú đêm, một số người mẹ bỏ bữa bú vì nghĩ rằng có thể “để dành” sữa. Lại có bà mẹ đi làm cả ngày, trẻ ở nhà chỉ được chăm sóc qua quýt bằng các thức ăn loẵng khác. Cho trẻ uống sữa ngoài quá sớm. Trẻ bú sữa bình hoặc sữa ngũ cốc sẽ ngủ lâu hơn sau bữa ăn. Nhiều bà mẹ nghĩ rằng, đây là dấu hiệu trẻ cần bú thêm sữa ngoài chứ không chỉ sữa mẹ. Thực ra sữa bò và ngũ cốc lâu tiêu hơn sữa mẹ. Trẻ không đói, sẽ bú mẹ ít hơn do đó lượng sữa mẹ sẽ giảm. Dinh dưỡng kém. Dinh dưỡng của mẹ quá kém có thể dẫn tới lượng sữa và lượng chất béo trong sữa sẽ cũng ít hơn người mẹ có dinh dưỡng đầy đủ. Trẻ sẽ không tăng cân như bình thường nữa. Những bà mẹ thiếu dinh dưỡng thường khó khăn về kinh tế nên không có điều kiện cho trẻ uống thêm sữa hộp và cũng phải làm việc cực nhọc hơn nên khó có thể cho trẻ bú thường xuyên.Căng thẳng sau sinh cũng khiến cho sản phụ ít sữa. Thông thường, sau khi sinh, sữa sẽ được tiết từ từ. Các bà mẹ không nên căng thẳng, buồn phiền sẽ làm sữa tắc lại, không lưu thông. Sau khi sinh vừa trải qua quá trình mang thai nặng nhọc, sinh đẻ mất sức, mất máu. Người mẹ lại thiếu ngủ do thức đêm chăm sóc bé... dễ rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh khiến sữa càng ra ít. Nghỉ ngơi không đủ: Việc tiết sữa sau khi sinh phụ thuộc vào việc tuyến yên tiết ra prolactin, bên cạnh việc cho con bú sớm để kích thích tuyến vú thì nếu không nghỉ ngơi đầy đủ sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên, khiến cơ thể rất khó tiết ra sữa nuôi con. Tư thế cho con bú không chính xác: Việc cho con bú với tư thế không chính xác có thể khiến bé không hút được sữa và làm đau mẹ trong khi ăn. Điều đó sẽ dẫn đến hậu quả: một là tuyến vú ít khi nhận được kích thích nên không có phản xạ tiết sữa thường xuyên, hai là khi bị đau vú khi cho con bú, người mẹ thường sản sinh tâm lý khó chịu và rất “ngại” cho con “ngậm ti”. Không biết vệ sinh, kích thích vú tiết sữa: Trong thời kỳ mang thai cần vệ sinh núm vú mỗi lần tắm để núm vú luôn trong tư thế sẵn sàng tiết sữa sau khi sinh. Sau khi sinh, hãy xoa nhẹ đầu vú để vú tiết sữa. Nếu vú bị cương và ứ sữa, bạn có thể dùng khăn ấm xoa bóp bầu vú để sữa tan ra. Sau đó, dùng chiếc lược chải đầu chải bầu vú theo hướng từ trên xuống để các tuyến sữa được thông.
Mẹ không cho trẻ bú đủ thường xuyên. Đây là nguyên nhân thông thường dẫn đến việc người mẹ ít sữa. Một số bà mẹ cho trẻ bú một đến hai lần mỗi ngày, lại có bà mẹ không cho trẻ bú đêm, một số người mẹ bỏ bữa bú vì nghĩ rằng có thể “để dành” sữa. Lại có bà mẹ đi làm cả ngày, trẻ ở nhà chỉ được chăm sóc qua quýt bằng các thức ăn loẵng khác.
Cho trẻ uống sữa ngoài quá sớm. Trẻ bú sữa bình hoặc sữa ngũ cốc sẽ ngủ lâu hơn sau bữa ăn. Nhiều bà mẹ nghĩ rằng, đây là dấu hiệu trẻ cần bú thêm sữa ngoài chứ không chỉ sữa mẹ. Thực ra sữa bò và ngũ cốc lâu tiêu hơn sữa mẹ. Trẻ không đói, sẽ bú mẹ ít hơn do đó lượng sữa mẹ sẽ giảm.
Dinh dưỡng kém. Dinh dưỡng của mẹ quá kém có thể dẫn tới lượng sữa và lượng chất béo trong sữa sẽ cũng ít hơn người mẹ có dinh dưỡng đầy đủ. Trẻ sẽ không tăng cân như bình thường nữa. Những bà mẹ thiếu dinh dưỡng thường khó khăn về kinh tế nên không có điều kiện cho trẻ uống thêm sữa hộp và cũng phải làm việc cực nhọc hơn nên khó có thể cho trẻ bú thường xuyên.
Căng thẳng sau sinh cũng khiến cho sản phụ ít sữa. Thông thường, sau khi sinh, sữa sẽ được tiết từ từ. Các bà mẹ không nên căng thẳng, buồn phiền sẽ làm sữa tắc lại, không lưu thông. Sau khi sinh vừa trải qua quá trình mang thai nặng nhọc, sinh đẻ mất sức, mất máu. Người mẹ lại thiếu ngủ do thức đêm chăm sóc bé... dễ rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh khiến sữa càng ra ít.
Nghỉ ngơi không đủ: Việc tiết sữa sau khi sinh phụ thuộc vào việc tuyến yên tiết ra prolactin, bên cạnh việc cho con bú sớm để kích thích tuyến vú thì nếu không nghỉ ngơi đầy đủ sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên, khiến cơ thể rất khó tiết ra sữa nuôi con.
Tư thế cho con bú không chính xác: Việc cho con bú với tư thế không chính xác có thể khiến bé không hút được sữa và làm đau mẹ trong khi ăn. Điều đó sẽ dẫn đến hậu quả: một là tuyến vú ít khi nhận được kích thích nên không có phản xạ tiết sữa thường xuyên, hai là khi bị đau vú khi cho con bú, người mẹ thường sản sinh tâm lý khó chịu và rất “ngại” cho con “ngậm ti”.
Không biết vệ sinh, kích thích vú tiết sữa: Trong thời kỳ mang thai cần vệ sinh núm vú mỗi lần tắm để núm vú luôn trong tư thế sẵn sàng tiết sữa sau khi sinh. Sau khi sinh, hãy xoa nhẹ đầu vú để vú tiết sữa. Nếu vú bị cương và ứ sữa, bạn có thể dùng khăn ấm xoa bóp bầu vú để sữa tan ra. Sau đó, dùng chiếc lược chải đầu chải bầu vú theo hướng từ trên xuống để các tuyến sữa được thông.